Monday, March 20, 2023
spot_img

Bà Aung San Suu Kyi đến Bắc Kinh yêu cầu việc xây đập

Cali Today News- Lãnh đạo tân chính phủ Miến Điện là bà San Suu Kyi đã tới Bắc Kinh vào thứ Năm hôm nay trong nhiệm vụ tìm kiếm sự đồng thuận giữa Trung Cộng và Miến về dự án thuỷ điện mà tài chánh do Bắc Kinh đầu tư hiện đang bị trì hoãn.

Đập Myitsone ở vùng bắc Miến, có kinh phí đầu tư 3.6 tỷ đô la là chủ đề quan trọng cho bà Suu Kyi trong chuyến công du này. Miến Điện hịện đang cần sự hợp tác của Bắc Kinh liên lạc với nhóm phiến quân vũ trang của dân tộc thiểu số vùng bắc, dọc theo biên giới với Trung Cộng.

Photo Courtesy: REUTERS/Rolex Dela Pena/Pool

Tổng thống tiền nhiệm của Miến là Thein Sein đã chọc giận Bắc Kinh vào năm 2011 khi ông đã đình chỉ công việc của dự án thuỷ điện này. Nếu dự án này thành công thì có tới 90% điện lực sẽ cung cấp cho Trung Cộng. Nhưng vào thời đó có nhiều cuộc biểu tình về môi trường lan rộng, trong đó cũng có sự kêu gọi của bà Suu Kyi đình chỉ dự án.

Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Liu Zhenmin cho báo chí hay cuộc hội đàm giữa bà Suu Kyi và Thủ Tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) cho biết phía Bắc Kinh hi vọng Miến sẽ tìm ra giải pháp thích hợp.
Theo lời Liu Zhenmin thì bà Suu Kyi cho hay hiện chính phủ Miến đã thành lập xong uỷ ban nghiên cứu cho các giải pháp thích hợp nhất cho đập thuỷ điệnMyitsone, nhưng bà biết nó cần sự hợp tác giửa hai nước do đó là quyền lợi của hai nước.

Trung Cộng hiện sẵn sàng tái khởi động công việc cho đập này, vì nó sẽ bán 90% điện năng qua Trung Cộng. Uỷ ban kế hoạch của chính phủ Miến đang rà soát lại dự án trong đó có các chi tiết phụ đối với con sông Thanlwin- tất cả báo cáo phải đệ trình trước ngày 11 tháng 11 năm nay. Bà Suu Kyi không giải thích thêm nhiều trước báo giới nhưng bà hi vọng chuyến thăm này của bà có nhiều tiến triển tốt đẹp.

Hiện Miến và Trung Cộng đang dự tính ký một thoả thuận xây dựng cây cầu chiến lược gần biên giới. Ngoài ra Bắc Kinh đã đồng ý xây cho Miến Điện hai bệnh viện tại hai thành phố lớn nhất là Yangon và Mandalay.

Dự án về cây cầu chiến lược nói trên nó nằm tại tỉnh Kunlong, cách biên giới vùng đông bắc Miến 32 cây số gần vùng Kolang nơi các nhóm dân thiểu số gốc Trung Hoa đã vũ trang chống lại quân đội Miến Điện vào năm ngoái.

Theo Liu, thủ tướng Trung Cộng hứa sẽ nổ lực mang hoà bình tới Myanmar. Bà Suu Kyi sẽ gặp Tập Cận Bình vào ngày mai thứ Sáu.

Có hai vấn đề chúng ta quan tâm hiện nay Mỹ đang bị mất dần sự đầu tư hay không muốn đầu tư vào các nước nghèo tại Đông Nam Á? Bắc Kinh sẵn tiền nên đã giành lấy sự đầu tư này. Trong lúc chính sách của Hoa Kỳ từng hứa là “sẽ trở lại Á Châu”?

Vấn đề thứ hai, Bắc Kinh luôn ngầm yểm trợ hay dung dưỡng các nhóm loạn quân phiến quân hay ngay các nước hung hãn như Bắc Hàn để làm ‘sức ép’ hay ‘phương tiện’ cho mình đây là thủ đoạn bao lâu nay của Trung Cộng.

Trong hội nghị ASEAN vừa qua tại Lào, hai nước Cambodia và Lào từng nghiêng hẳn và ủng hộ Bắc Kinh chứng minh cho chính sách của Bắc Kinh hiện nay tại Đông Nam Á nói riêng và Á Châu nói chung là “dùng tiền mua chuộc” cùng ‘sức mạnh quân sự để đe doạ’ cùng một lúc.

Tin và bình của Đinh Hoa Lư (Reuters)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT