Wednesday, September 27, 2023
spot_img

APEC 2017: Nhân quyền Canada ảnh hưởng ra sao với giới quan chức Việt?  

 

Thiền Lâm 

Đã có ít nhất một nguyên thủ quốc gia cam kết sẽ nêu vấn đề nhân quyền với giới chóp bu Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Đà Nẵng vào các ngày 10 và 11 tháng Mười Một năm 2017.

Đó là Thủ tướng Canada – ông Justin Trudeau.

 

Một tuần trước khi diễn ra APEC, nhà lãnh đạo trẻ Justin Trudeau đã thông báo trên trang web của Chính phủ Canada rằng ông sẽ đến Hà Nội và  sẽ gặp mặt Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nghĩa là toàn bộ “bộ tứ” của Việt Nam.

Thủ tướng Trudeau nói rõ: “Mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam được dựa trên những kết nối giữa 2 dân tộc và đã phát triển mạnh trong 40 năm qua. Tôi mong chờ được gặp mặt các nhà lãnh đạo Việt Nam để phát triển các vấn đề quan trọng như quản trị và nhân quyền.”

Trước chuyến đi Việt Nam của ông Trudeau, một số tổ chức nhân quyền quốc tế và nhân quyền Việt Nam ở Canada đã vận động mạnh mẽ để Canada nêu vấn đề nhân quyền và gây sức ép với giới chóp bu Việt Nam về “thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng”.

Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam bị coi là “tệ hại” khi các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên lên tiếng kêu gọi chính phủ cầm quyền thả những tù nhân lương tâm và chính trị. Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW), hơn 100 nhà hoạt động đang bị giam cầm ở Việt Nam vì “thực thi quyền cơ bản” và đấu tranh ôn hòa.

Sau Hoa Kỳ, Canada đang nổi lên như một quốc gia quan tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền trên phạm vi toàn thế giới.

Sau khi Quốc hội Mỹ thông qua và Tổng thống Obama chính thức ký ban hành Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu vào cuối năm 2016, đến tháng 4/2017, Thượng viện Canada đã thông qua Luật Magnitsky của quốc gia này. Đến đầu tháng 10/2017, Hạ viện Canada đã thông qua dự luật Magnitsky với tất cả 277 phiếu thuận.

Nhiều khả năng dự luật trên sẽ được chính phủ Canada ký thành luật và sẽ trở thành một công cụ hữu hiệu cho phong trào tranh đấu cho nhân quyền và chống tham nhũng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tương tự như Luật Magnistsky của Hoa Kỳ, dự luật S-226 của Canada cho phép chính phủ Canada tịch thu hoặc đóng băng tài sản của những người ngoại quốc vi phạm nhân quyền, trong đó sẽ áp đặt chế tài đối với những viên chức Việt Nam không tôn trọng nhân quyền và nghiêm cấm những viên chức này nhập cảnh vào Canada.

Ngay sau động thái thông qua Luật Magnitsky của Hạ viện, vào đầu tháng 11/2017, Canada đã áp đặt các biện pháp chế tài lên 30 quan chức Nga bị cho là đồng lõa trong cái chết hồi năm 2009 của Sergei Magnitsky, một luật sư chống tham nhũng bị Nga bỏ tù sau khi cáo buộc gian lận thuế quy mô lớn.

Các biện pháp này – phong tỏa tài sản của các quan chức này và cấm họ đến Canada – được ban hành thông qua một luật mới cho phép chính phủ nhắm mục tiêu vào những người mà họ nói là vi phạm nhân quyền.

Trong số những người bị nhắm mục tiêu có Alexander Bastrykin, điều tra viên hàng đầu của Nga và một trợ lý thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mỹ đã đưa tên ông ta vào danh sách đen vào tháng Giêng năm 2017, dẫn ra cái chết của ông Magnitsky.

Vậy yêu cầu nhân quyền mà Canada nói chung và Thủ tướng Trudeau nói riêng đặt ra với Việt nam liệu có tác động nào đến tâm lý và sự thay đổi của giới quan chức Việt?

Thủ tướng Canada Justin Trudeau
Ảnh: Dân Trí

Thương mại hai chiều giữa Canada và Việt Nam chỉ khoảng 4 tỷ USD vào năm 2016 – một giá trị chỉ bằng 1/10 so với giá trị buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ.  

Canada cũng chỉ đứng thứ 14/112 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 149 dự án trị giá 5,28 tỷ USD.

Lượng viện trợ ODA mà Canada dành cho Việt Nam từ năm 1990 đến nay cũng chỉ hơn 800 triệu USD – quá nhỏ so với con số lên đến hơn 90 tỷ USD viện trợ ODA mà Việt Nam đã nhận từ các nước từ năm 1993 đến năm 2016.

Nếu chỉ xét những yếu tố trên, tác động chính trị và nhân quyền của Canana đối với giới lãnh đạo Việt Nam là không đáng kể.

Tuy thế, Canada lại có có một “lợi thế so sánh” đủ lớn mà giới quan chức Việt Nam không thể bỏ qua.

Từ lâu, Canada đã trở thành miền đất hứa đối với giới đại gia và quan chức nhiều tiền lắm của của Việt Nam. Môi trường trong lành, điều kiện giáo dục và sinh hoạt quá tốt của Canada đã thu hút rất nhiều người Việt tự nguyện “di cư” sang miền đất hứa này. Một con số thuyết minh cho làn sóng di dân tự nguyện đó là trong 10 năm qua, số du học sinh Việt Nam tại Canada đã tăng gấp đôi, với hơn 5.000 học sinh, sinh viên, khiến Việt Nam trở thành nước có số du học sinh tại Canada lớn nhất trong số các nước ASEAN. 

Nhưng cách đây vài năm, Canada đã bất chợt có chính sách hạn chế “thẻ xanh” đối với người Việt Nam. Việc nhập tịch vào Canada giờ đây là khó khăn hơn nhiều so với lúc trước.

Hậu quả nào sẽ xảy ra nếu xuất phát từ đánh giá về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam mà Chính phủ Canada sẽ “siết” làn sóng nhập cư của người Việt?

Khi đó, giới quan chức và đại gia Việt sẽ là hai thành phần phải chịu thiệt thòi trực tiếp và lớn nhất.

Mới đây, Nhà nước Đức đã chính thức hủy bỏ hiệp định giữa Đức và Việt Nam về miễn trừ visa cho các cán bộ ngoại giao Việt, sau khi Đức đã tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước từ vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”. Điều đó có nghĩa là từ nay trở đi, ngay cả Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh và “nguyên thủ quốc gia” Nguyễn Phú Trọng có muốn đi Đức cũng đều phải đến Tòa đại sứ quán Đức tại Hà Nội để xin visa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img