Tuesday, December 5, 2023
spot_img

APEC 2017: Kinh tế& Nhân quyền là hai vấn đề tách biệt

Vietnam – Cali Today news – Hôm nay ngày 10/11/2017, lãnh đạo của các nền kinh tế lớn trong khối APEC cũng như trên thế giới là: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Australia, Nhật Bản…đã tề tựu đông đủ tại Đà Nẵng chính thức tham dự Tuần lễ thượng đỉnh APEC 2017. Với chủ đề APEC 2017: “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, Việt Nam trong vai trò là nước chủ nhà xét về mặt kinh tế, thương mại dù hội nhập với thế giới đã khá lâu nhưng vẫn tồn đọng nhiều mặt hạn chế…

Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân…!

APEC là chữ viết tắt của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt làAPEC), đây là diễn đàn gồm 21 nền kinh tế trên thế giới gồm: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Philippines…với mục tiêu tăng cường mối quan hệ, giao lưu về kinh tế và chính trị trong đó có Việt Nam.

Năm nay 2017, Việt Nam cũng là nước chủ nhà đăng cai Hội nghị APEC, đỉnh điểm là Tuần lễ Thượng đỉnh diễn ra từ ngày 06-11/11/2017 tại Đà Nẵng đến nay đã bước sang hai ngày cuối cùng và cũng là hai ngày được đánh giá là quan trọng nhất, Việt Nam thể hiện như thế nào về khả năng và tầm vóc Hội nhập kinh tế theo xu thế toàn cầu của mình. Cũng cần phải nói rằng, trải qua những biến cố lịch sử đặc biệt là hơn 20 năm kể từ ngày Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa các mối quan hệ vào năm 1995, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực thì quá trình hội nhập cho đến ngày hôm nay Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, trước mắt là APEC.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc Việt Nam hội nhập với APEC có thể chia sẻ ngắn gọn rằng, thực sự nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Có lẽ phải nhắc điển hình vài mốc như; Hiệp định song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, gia nhập WTO, tham gia diễn đàn kinh tế ASEAN, APEC…có thể nói rằng nền kinh tế của Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới đến nay đã khác xa thời xa xưa. Trước kia Việt Nam chỉ giao thương với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, “bế quan tỏa cảng” đủ mọi thứ. Nhưng sau khi mở cửa đã hội nhập rất sâu rộng và sự hội nhập này có thể đo bằng những tỷ lệ rất dễ thấy, ví dụ như Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu thì có lẽ Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế mở nhất nếu đo bằng những con số GDP, nó lên khoảng 1,8 lần của GDP và càng ngày càng tăng.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A (ảnh Facebook A Nguyen Quang)

“Riêng APEC. Hội nghị APEC là một Diễn đàn chủ yếu về thương mại và kinh tế, APEC 2017 là lần thứ II Việt Nam đăng cai tổ chức, tức là nước chủ nhà. Điều này có thể giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa về sự Hội nhập với quốc tế và có thể nói rằng, Ban lãnh đạo của Đảng CSVN xét về mặt Hội nhập kinh tế với quốc tế thì hầu như tất cả mọi người đều thuộc phe cải cách, còn về nhân quyền-dân chủ thì tất cả những người ấy đều thuộc phe bảo thủ, mỗi một người ở mức độ khác nhau.”- Chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Đến với APEC 2017, Việt Nam với vai trò là nước chủ nhà hẳn có nhiều cơ hội để gặt hái những thành công trong chiến lược phát triển kinh tế về lâu về dài nhưng cũng sẽ là thách thức và đòi hỏi Việt Nam trình diện “bộ mặt” tích cực như thế nào để trở thành đối tác đáng tin cậy và quan trọng đối với các nền kinh tế của những nước thành viên khối APEC?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A khẳng định Việt Nam hiện là một trong những nước có mật độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại bậc nhất thế giới và thừa nhận nền kinh tế Việt Nam với GDP cỡ khoảng 200 tỉ USD/ năm thì đúng là còn rất nhỏ, nhưng phải xét hoàn cảnh lịch sử, điểm xuất phát của Việt Nam rất là thấp, để đuổi kịp đà phát triển kinh tế thế giới hoặc các nước trong khu vực ASEAN cũng là một vấn đề không phải dễ. Tiến sĩ Quang A nói:

“Cho nên là dù phát triển rất nhanh nhưng nền kinh tế vẫn còn nhỏ, tất cả các nước ít ra là các nước dân chủ ở Châu Âu, hoặc Mỹ mà mình tiếp xúc với những người lãnh đạo hoặc đoàn ngoại giao họ đều rất muốn phải làm sao để nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh 1000tỉ USD/năm , tức là phải tăng khoảng độ 05 lần nữa. Nếu mà cứ tăng 7%/ năm thì 10 năm thì mới tăng được 2 lần, như vậy đấy là tốc độ tăng rất nhanh thì phải cần ba thập kỷ nền kinh tế Việt Nam xét về GDP sẽ bằng 1000tỉ USD/ năm, cỡ bằng Indonesia bây giờ đấy là một chuyện rất là gian khó chứ không phải là dễ.”

Tiến sĩ Quang A chia sẻ tiếp:

“Tức nhiên trong quá trình phát triển nhanh ở hai mươi, ba mươi năm qua thì nó kéo theo rất nhiều vấn đề về sự bất bình đẳng trong thu nhập, tăng rất là nhiều về sự không cân đối giữa các vùng miền ở Việt Nam. Đấy là những vấn đề mà tất cả nền kinh tế tăng trưởng nhanh đều phải đối mặt.”

Khi được hỏi về vấn đề dân chủ -nhân quyền liệu có liên hệ gì APEC? Tiến sĩ Quang A cho rằng, vấn đề dân chủ-nhân quyền và vấn đề kinh tế là hai vấn đề khác nhau, không buộc phải có cái này mới phát triển được cái kia. Tiến sĩ Quang A đưa ra một ví dụ điển hình là quốc gia Trung Quốc.  

“Vấn đề phát triển kinh tế như Trung Quốc chẳng hạn, Trung Quốc chẳng có nhân quyền, dân chủ gì cả, tham nhũng cũng tràn lan mà họ tăng trưởng kinh tế một cách rất ngoạn mục, chưa có một nước nào trên thế giới có sự tăng trưởng  như Trung Quốc trong hơn ba mươi, bốn mươi năm qua. Như vậy là hai vấn đề khác nhau, không phải có dân chủ, tôn trọng nhân quyền thì sẽ có tăng trưởng kinh tế tốt, đây là hai vấn đề tách biệt nhau, có liên quan với nhau nhưng không phải nhất thiết phải buộc cái này kéo theo cái kia.”

Trở lại tình hình kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Quang A vạch ra điểm rất là dở của nền kinh tế Việt Nam do hòan cảnh lịch sử, do chính sách của đường lối phát triển kinh tế của Đảng CSVN gây ra: Đó là khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam lẽ ra nó phải là khu vực đầu tàu, dẫn đầu cho sự phát triển nhưng rất tiếc trong khoảng thời gian qua Đảng CSVN đã hạn chế kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân không ăn thua so với kinh tế nhà nước.

“Đường lối lấy kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo đã khiến nền kinh tế tư nhân của Việt Nam bị què quặt, bị các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chèn ép. Sự mất cân đối của ba thành phần này, lẽ ra nền kinh tế tư nhân của Việt Nam phải chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần đóng góp vào thương mại nhất là thương mại quốc tế. Nhưng đằng này nền kinh tế tư nhân Việt Nam càng ngày càng kém đi về tỷ trọng, phần xuất-nhập khẩu lớn là do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm, đây là điều rất là không hay”- Chia sẻ của Tiến sĩ Quang A.

Ngoài ra, còn một chuyện không hay mà Tiến sĩ Qunag A nhắc đến nữa là do chạy đua theo tăng trưởng kinh tế nên đã gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường, chuyện công ty Hưng Nghiệp Formosa ở Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm vùng biển miền Trung vào đầu tháng 04/2016 là một trong những chuyện điển hình. Tất cả những chuyện này thế giới đều biết nhưng các nhà lãnh đạo trong khối APEC họ quan tâm nhiều nhất trong vấn đề phát triển kinh tế, thương mại ví dụ như ông Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ lúc nào cũng muốn Việt Nam mua nhiều hàng hơn của Hoa Kỳ để làm cho việc xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giảm đi, phần nhận về từ Hoa Kỳ tăng lên. Những con số thống kê dựa vào quan niệm của các nhà kinh tế từ thời những năm 50, 60 của thế kỷ trước và đến nay những con số đó vẫn rất là quan trọng nhưng càng ngày không phản ánh thực tế như phân tích của tiến sĩ Quang A là lấy ví dụ nói Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ khoảng hai mươi mấy tỷ USD thì thực sự cái này không phải Việt Nam xuất siêu mà là một phần do chính các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Trung Quốc, hoặc là các công ty của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản đã đầu tư vào Trung Quốc….rồi Việt Nam lại nhập các mặt này của các công ty đó rồi gia công hoặc lắp ráp lại rồi xuất sang Hoa Kỳ. Vậy thì những con số xuất siêu và nhập siêu của Việt Nam không phải ánh đúng sự thật cho lắm./.

 

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img