Thursday, March 28, 2024

Toà liên bang ngăn chặn chính phủ thực thi quy định gánh nặng xã hội trong đại dịch

Chính sách thắt chặt “gánh nặng xã hội” đối với di dân bắt đầu có hiệu lực 

(CNN) – Một quan toà liên bang vào thứ Tư ra phán quyết ngăn chặn chính phủ ông Donald Trump thực thi quy định “gánh nặng xã hội” gây tranh cãi trong thời gian đại dịch virus corona. 

Quy định gây khó khăn hơn cho di dân có được tình trạng di trú hợp pháp nếu họ sử dụng những chương trình phúc lợi xã hội. “Gánh nặng xã hội” là cụm từ của chính phủ dành cho di dân không có quốc tịch, những người nhận hỗ trợ tài chánh hoặc trợ cấp xã hội trong thời gian dài, bao gồm sử dụng  trợ cấp tiền mặt, chương trình trợ cấp cho người già SSI, Chương trình TANF Temporary Assistance to Needy Families – trợ cấp tiền mặt cho các gia đình nghèo khó. 

Quy định của chính phủ mở rộng định nghĩa phúc lợi xã hội có thể bị xem là gánh nặng xã hội, như trợ cấp y tế, Tem phiếu Thực phẩm SNAP, trợ cấp gia cư Section 8, nhà ở công công.  Theo quy định mới, dân nộp đơn xin thẻ xanh – bước đi trước khi nộp đơn xin nhập tịch – sẽ được đánh giá dựa vào một số loại trợ cấp mà lâu nay họ nhận được từ chính phủ liên bang ít nhất 12 tháng trong khoảng thời gian 36 tháng. 

Quy định này ngay từ khi ra đời đã vấp phải chỉ trích và chống đối, thậm chí bị toà ngăn chặn. Tối cao Pháp viện hai lần bác bỏ yêu cầu ngăn chặn quy định từ New York và các tiểu bang khác với phán quyết cho phép quy định có hiệu lực trong thời gian thách thức pháp lý. Trong phán quyết thứ hai, Toà tối cao chỉ ra, các tiểu bang có thể quay trở lại toà cấp dưới, và họ đã làm như vậy. 

Thẩm phán toà liên bang tại New York, ông George Daniels vào thứ Tư cho rằng, đại dịch COVID 19 càng ngày càng tồi tệ cho thấy tính khẩn thiết. “Những tác hại về mặt lý thuyết trước đây đã chứng minh có thực. Chúng ta không còn cần phải tưởng tượng cảnh tượng xấu nhất, chúng ta đang trải qua những tác động đầy kịch tính trên thực tế,” ông Daniels nói. 

Thẩm phán nhấn mạnh những nguy hiểm mà quy định có thể đặt ra giữa đại dịch, bất chấp một cảnh báo từ Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ rằng điều trị và các dịch vụ liên quan COVID 19 sẽ không được tính để bác đơn. 

“Bất cứ chính sách nào ngăn cản người dân xét nghiệm và điều trị COVID 19, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm cho những cư  dân như vậy  và cho công chúng. Hành động của chính phủ nhắm vào người dân nhập cư, tuy nhiên, đặc biệt nguy hiểm trong thời gian đại dịch,” phán quyết ghi. 

Tổng biện lý New York Letitia James lưu ý, di dân ở tuyến đầu đại dịch ngay từ khi bắt đầu. 

“Án lệnh hôm nay sẽ bảo đảm cho họ không bị nhắm mục tiêu để có được bảo hiểm y tế hoặc những dịch vụ tối quan trọng khác trong khi tiếp tục chiến đấu chống COVID 19,” bà James tuyên bố.

Vấn đề có khả năng sẽ đưa lên Tối cao Pháp viện, nơi vấn đề từng gây tranh cãi giữa các thẩm phán.

Hồi đầu năm, giữa những thách thức đối với quy định gánh nặng xã hội nổi lên từ đại dịch, Chánh thẩm John Roberts dẫn đầu chống lại những lợi ích dành cho người nhập cư khiến cho các thẩm phán cấp tiến công khai phản đối. 

Theo các nguồn tin, các thẩm phán cấp tiến tin rằng  đại dịch làm thay đổi tình hình, và muốn chính phủ làm rõ những quy định của mình để hỗ trợ những nơi như New York bị virus ảnh hưởng nặng nề trong mùa thu vừa qua. Robert không lay chuyển, ông tin quy định của chính phủ rõ ràng, và người nhập cư có thể được chăm sóc COVID 19 mà không ảnh hưởng tiêu cực đến đơn xin thẻ xanh của họ. Các thẩm phán bảo thủ khác đồng tình như vậy. 

Nhưng Robert trong nỗ lực làm giảm căng thẳng với các thẩm phán cấp tiến đã đồng ý nhượng bộ nhỏ, trong đó gởi ra tín hiệu cho giới cấp tiến tìm án lệnh toà cấp dưới, và bảo đảm những người thách thức không bị ngăn cản việc này. 

Án lệnh này đã mở cánh cửa cho New York thách thức mới, dẫn đến phán quyết của thẩm phán Daniels vào thứ Tư. 

Hương Giang (Theo CNN) 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img