Friday, September 22, 2023
spot_img

5 địa điểm chiến tranh thế giới III có thể xảy ra vào năm 2018

YAHOO NEWS – Thế giới đã qua gần hết năm 2017 mà không xảy ra cuộc chiến xung đột quyền lực trầm trọng. Tại một số nơi trên thế giới (đặc biệt là Syria) căng thẳng đã giảm đáng kể. Ở những nơi khác, những tình huống khó khăn đã tăng lên thậm chí còn căng thẳng hơn. Dưới đây là năm cuộc khủng hoảng có thể dẫn đến xung đột quyền lực lớn trong năm 2018.

Bắc Hàn

Bắc Hàn chắc chắn là cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại nghiêm trọng nhất mà thế giới đương đối diện ngày nay. Sự thành công của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên trong việc phát triển hỏa tiễn đạn đạo, kết hợp với sự thiếu kinh nghiệm của chính quyền TT Trump, đã tạo ra một tình huống nguy hiểm bất thường. Đã nhiều lần tiến hành các cuộc thử  hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí hạt nhân trong thập niên qua, Bắc Hàn không có khuynh hướng bị sụp đổ dưới áp lực của Hoa Kỳ. Chính phủ Mỹ đã phản ứng với sự thiếu đoàn kết ngoại giao, vì các viên chức cao cấp thường mâu thuẫn nhau trong vài giờ sau khi đưa ra những tuyên bố.

Để làm cho vấn đề thêm phức tạp, Bắc Hàn và Hoa Kỳ có những việc làm đáng kể để ngăn chặn: Hoa Kỳ phá hủy thông tin liên lạc Bắc Hàn và thiết lập hệ thống báo động trước khi hỏa tiễn tên đạn đạo có thể rời khỏi mặt đất, và Bắc Hàn cũng cố gắng để tránh hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ. Tình huống này có thể dễ dàng dẫn đến sự tính sai lầm của hai bên, và tiềm năng chiến tranh có thể kéo Nhật Bản và Trung Quốc vào cuộc.

Đài Loan

Các tuyên bố hiếu chiến gần đây của các nhà lãnh đạo ngoại giao và quân sự Trung Quốc cho thấy rằng ít nhất một số người ở Trung Quốc tin rằng sự cân bằng quân sự đã thay đổi tốt theo phía của họ.  Nhận thức này gần như chắc chắn là quá sớm, và có lẽ không phải từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn khá nguy hiểm. Trung Quốc cũng đã tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực, điều này có thể nói là gần như mọi khu vực dọc theo biên giới của họ.

Hoa Kỳ đã phản ứng với thái độ trầm tĩnh, lên án các hành động của Trung Quốc và công bố một loạt vũ khí quan trọng bán cho Đài Loan. Tuy nhiên, chính quyền TT Trump đã xáo trộn sự ngoại giao vùng biển thông qua thái độ nhầm lẫn của họ đối với Bắc Hàn, trong đó có một sự kêu gọi chính thức đối với Trung Quốc về các biện pháp trừng phạt Bắc Hàn chặt chẽ hơn. Đối với một mối quan hệ đòi hỏi khả năng dự đoán và ngoại giao cẩn thận, những nhà lãnh đạo  quan trọng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ dường như háo hức trong bàn cờ đã chấp nhận sự không chắc chắn, có thể dẫn đến sự xung đột tàn phá.

Ukraina

Tình hình ở Ukraine vẫn căng thẳng. Cuộc ngưng bắn mong manh ở Đông Ukraina ngày càng bị nhấn chìm bởi bạo lực giữa Kiev và các lực lượng dân quân địa phương được ủng hộ từ Moscow. Tại Kiev, các cuộc biểu tình chống đối, và câu chuyện kỳ ​​quái của cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili đã đặt ra câu hỏi về sự ổn định của chính phủ.

Xung đột có thể xảy ra bằng vài cách. Một sự sụp đổ của chính phủ Ukraina, trong khi về mặt lý thuyết có lợi cho Moscow, có thể đưa ra sự bất ổn mạnh mẽ. Những người ủy nhiệm của Moscow có thể cảm thấy được khuyến khích, và chính ông Putin có thể sẽ có cơ hội chiếm được nhiều đất nước hơn. Ngược lại, một sự sụp đổ của chính phủ Kiev có thể đưa những người cứng rắn cánh hữu vào quyền lực, sẽ đổ dầu vào lữa vào cuộc xung đột đang nảy nở ở các tỉnh miền đông.

Mặc dù chính quyền TT Trump đã rút ra khỏi ra sự ủng hộ nhiệt tình của cựu Tổng thống Obama trước đây, một cuộc tấn công nghiêm trọng của quân đội Nga vào Ukraine, kết thúc bằng sự sụp đổ hoặc tấn công, có thể đe doạ Châu Âu và Hoa Kỳ vào vòng xung đột với Moscow.

Cạnh Nam của NATO

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ gần như sụp đổ trong năm qua, giống như Ankara và Moscow đã chứng kiến ​​một cuộc nổi dậy quan trọng sau các cuộc đụng độ quân sự vào năm 2015. Thổ Nhĩ Kỳ không ổn định từ EU và Hoa Kỳ, tượng trưng bằng việc mua lại các trang bị quân sự mới của Nga , có thể báo trước một sự thay đổi đáng kể trong cân bằng quyền lực khu vực.

Chắc chắn, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, hay Hoa Kỳ coi cuộc chiến là một cách hợp lý để giải quyết tình hình ngoại giao mới. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia vô cùng quan trọng và định hướng của quốc gia này ảnh hưởng đến kết quả các xung đột ở Syria, Iraq, Iran, vùng Balkans và vùng Caucasus. Một sự thay đổi khuynh hướng ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ có thể có những ảnh hưởng gợn sóng không lường trước được dọc biên giới của nó – đặc biệt là khát vọng của người Kurd đối với quốc gia – và có thể làm thay đổi quyền lực và rủi ro trong cuộc tranh chấp Nagorno-Karabakh. Sự phát triển như vậy có thể ảnh hưởng đến cách các quốc gia Nam Âu suy nghĩ về cam kết của họ đối với NATO.  Sự không thể đoán trước này có thể gây ra cho Moscow hoặc Washington tính toán sai lầm trong phương sách áp dụng sức mạnh của chính tay họ.

Vùng Vịnh

Mâu thuẫn ở Trung Đông hầu như luôn luôn chứa đựng các hạt nhân về quyền lực, thậm chí nếu những hạt giống này hiếm khi nảy nở. Khi cuộc nội chiến tại Syria đã đổ dồn về phía kết luận, sự chú ý đã chuyển sang cuộc đối đầu giữa Iran và Ả-rập Xê-út. Ả rập Xê út dường như có ngón tay kích hoạt ngứa ngáy, và dường như nó muốn tìm kiếm bàn tay của Tehran sau mọi thất bại. Về phần mình, Iran vẫn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của họ ở Iraq, Syria và các nơi khác.

Trong khi đó chính quyền của TT Trump hầu như chấp nhận chiến thắng của chế độ Assad ở Syria, và đang hướng tới những nỗ lực chống lại Iran trong khu vực. Việc này bao gồm một cuộc kiểm tra thực sự tại Ả-rập Xê-út ở Yemen và những nơi khác, một sự phát triển có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng quá tự tin ở Riyadh.

Liệu Riyadh và Tehran có chấp nhận chiến tranh? Chiến tranh đã nổ ra ở Vịnh trước đây mà không nhấn chìm phần còn lại của thế giới, nhưng Riyadh đã chứng tỏ rõ ràng sẵn sàng xây dựng một liên minh ngoại giao và quân sự chống lại Iran, có lẽ bao gồm cả Israel. Với việc Nga tái khẳng định vị trí của mình trong khu vực, thật dễ dàng tưởng tượng cuộc xung đột về quyền lực.

Phần kết luận

Thế giới vẫn còn nguy hiểm. Sự nhầm lẫn về ngoại giao của chính quyền TT Trump đã làm tăng nguy cơ này, tạo ra sự không ổn định trên khắp thế giới theo ý định và khả năng của Hoa Kỳ. Mặc dù sự không chắc chắn này không phải lúc nào cũng tạo cơ hội cho các quốc gia khác lạm dụng cơ hội, nhưng sẽ làm tăng cơ hội tính toán sai lầm trong các tình huống khủng hoảng. Hy vọng rằng, khi nhóm nghiên cứu chính sách đối ngoại của TT Trump cô đọng lại và trưởng thành hơn, họ sẽ phát triển cách tiếp cận chặt chẽ hơn đối với ngoại giao nhằm cải thiện mối đe dọa gây ra bởi một số cuộc khủng hoảng này.

Ngọc Thạch  (Theo Yahoo News)

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img