Wednesday, June 7, 2023
spot_img

Nguy cơ chiến tranh có thể bộc phát dọc biên giới Trung – Ấn

NEW DELHI (CNN) – Các nhà phân tích cho biết căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể lại bùng phát, theo một tường trình trên các cơ quan truyền thông của chính quyền Trung Quốc nói về chi tiết việc xây dựng các khả năng phòng không ở biên giới phía Tây của nước này.

Theo bản tường trình của Global Times đăng bản tiếng Anh trên trang web của Quân đội Giải phóng Nhân dân vào thứ Ba, Trung Quốc đang cải tiến hệ thống phòng không ở Bộ Tư lệnh Đạo Quân miền Tây – khu vực chiến lược bao gồm an ninh dọc theo biên giới phía Tây của miền núi phía Bắc – “để đối đầu với bất kỳ mối đe dọa nào từ Ấn Độ “.

Bài báo ghi nhận rằng hình ảnh máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc và máy bay chiến đấu J-11 thực hiện các cuộc tập trận trên không ở Tây Trung Quốc đã được Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) công bố vào ngày 13 tháng 2, hai ngày trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán .

“Với Ấn Độ đang mua máy bay phản lực mới, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường phản lực cơ chiến đấu của mình trong Bộ Tư lệnh Miền Tây”, chuyên gia quân sự Zhongping Song trích dẫn.

Lời tuyên bố này là một tín hiệu quan trọng sau cuộc xung đột lãnh thổ mùa hè năm ngoái giữa hai nước ở Doklam, gần biên giới Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan, các nhà phân tích nói.

Phát biểu với CNN, ông Kanti Prasad Bajpai, Giám đốc Trung tâm Châu Á và Toàn cầu Hoá tại Trường Chính sách Công chúng Lee Kuan Yew, cho biết bài viết này có thể giải thích Trung Quốc báo hiệu cho Doklam rằng vấn đề Doklam “chưa chấm dứt” và rằng Ấn Độ đừng “trở nên quá tự mãn.”

“Rõ ràng là họ (Trung Quốc) đang cố gửi một thông điệp trong thời kỳ hậu Doklam về quyết tâm của họ để trở nên mạnh mẽ,” ông Bajpai nói.

Theo ông M. Matheswaran, một viên chức thuộc Không lực Ấn Độ nghỉ hưu, người đã chỉ huy lực lượng ở vùng Đông bắc Ấn Độ, các máy bay xung kích J-11 của Trung Quốc đã được sử dụng ít nhất năm năm ở khu vực Tây Tạng và do đó thời gian sự tường trình của cơ quan truyền thông có thể là được xem như một “gợi ý”.

Ông Matheswaran nói: “Ấn Độ không đe doạ Trung Quốc, họ đe doạ Ấn Độ. “Tôi không nghĩ rằng Ấn Độ có lực lượng quy mô để đe dọa Trung Quốc vào thời điểm này.”

Các máy bay phản lực J-11 là sự đối chọi của Trung Quốc đối với các máy bay chiến đấu Sukhoi-30 của Ấn Độ, có nguồn gốc từ Nga. Trong bản tường trình Trung Quốc đã so sánh  J-11 là “máy bay phản lực thế hệ 3.5” trong khi đó Sukhoi-30 chiến đấu cơ thuộc thế hệ 3 của Ấn Độ, ông Matheswaran cho biết, cả hai bên đều đang cố gắng trang bị “máy bay phản lực thế hệ thứ tư”.

Photo Credit: CNN

Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã công bố máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất trong nước, J-20 thế hệ thứ tư, đã sẵn sàng chiến đấu.

Được xem là sự đối chọi của Trung Quốc đối với các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Hoa Kỳ, chiếc J-20 nhằm cải thiện khả năng chiến đấu của không lực Trung Quốc.

Một phát ngôn viên của Bộ ngoại Giao Ấn Độ đã từ chối bình luận về bản tường trình nói rằng họ chỉ bình luận về các tuyên bố chính thức từ chính phủ Trung Quốc.

Các nhà phân tích nói rằng đây là bước đi mới nhất trong một cuộc tranh đua kéo dài hàng thập niên giữa hai đối thủ để thống trị ở Nam Á Châu và đi vào thời điểm mối quan hệ đang tồi tệ đi dần dần. Sự thất vọng của Trung Quốc với việc Ấn Độ không tham gia kế hoạch “Một Vành Đai, Một Con Đường” (One Belt One Road) cũng là một phần sự căng thẳng giữa Trung – Ấn.

Năm 2017, hai nước đã tham gia vào cuộc tranh chấp biên giới kéo dài một tháng ở Doklam – một dải đất mỏng nối liền hai nước và Bhutan – ở dãy Himalaya. Mặc dù không phải là một phần lãnh thổ của Ấn Độ nhưng khu vực này gần với “cổ gà”, một hành lang chiến lược, hoạt động như một động mạch quan trọng giữa Delhi và các tiểu bang xa xôi Đông bắc của họ

Sự xung đột đã bùng phát sau khi Bhutan cáo buộc Trung Quốc xây dựng một con đường thuộc lãnh thổ của mình “vi phạm trực tiếp” nghĩa vụ của hiệp ước. Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao chính thức với Bhutan, đã bác bỏ cáo buộc, cho rằng Doklam là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.

Bắc Kinh cáo buộc Ấn Độ đưa quân vào Bhutan, tiếp tục leo thang tranh chấp và kết quả là hai bên tạm thời tăng cường sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực.

Những nỗ lực ngoại giao đã làm ngưng cuộc tranh chấp vào cuối tháng Tám vừa qua.

Ngọc Thạch  (Theo CNN)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT