Trung Quốc ‘sẵn sàng gây chiến tranh’ với Mỹ?

1
3132

Một cuộc trao đổi xuất hiện trên một chương trình tin tức của Nga và được chia sẻ trên mạng xã hội bởi Russian Media Monitor, là một nhóm giám sát chuyên đưa tin về bộ máy tin tức do nhà nước kiểm soát của đất nước, vào thứ Sáu. Theo người sáng lập của nhóm, Julia Davis, cuộc thảo luận trong clip xoay quanh khả năng viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Nga trong bối cảnh đất nước đang diễn ra cuộc chiến với Ukraine và nó có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi đề xuất hòa bình gần đây của Trung Quốc cho cuộc xung đột.

Cuối tháng trước, chính phủ Trung Quốc đưa ra kế hoạch 12 điểm nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine. Mặc dù kế hoạch có một số điều khoản có lợi cho Ukraine, bao gồm lời kêu gọi tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia liên quan, nhưng nó cũng có một số điều khoản có thể khiến kế hoạch bị bác bỏ hoàn toàn. Đáng chú ý, kế hoạch này không kêu gọi các lực lượng Nga rút khỏi Ukraine và không kêu gọi Điện Kremlin từ bỏ vùng đất của Ukraine mà họ đã cố gắng sáp nhập trong cuộc xung đột.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Các nhà phân tích trên truyền hình nhà nước Nga đã có cùng một quan điểm mang tính cách khẳng định rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang chuẩn bị khá sẵn sàng cho một cuộc chiến trong tương lai với phương Tây.

Trong khi đó ở Nga, các chuyên gia đã thảo luận về đề xuất hòa bình của Trung Quốc và nhiều cách khác nhau mà viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Nga có thể được bí mật cung cấp, điều này chứng tỏ Trung Quốc không ngán lời đe dọa của phương Tây và Mỹ sẽ có hành động mạnh tay nếu Trung Quốc viện trợ vũ khí gây sát thương cho Nga để đẩy mạnh cuộc xâm lược Ukraine.

Nikolai Vavilov, một chuyên gia về Trung Quốc, nhắc đến ý định của Trung Quốc với đề xuất hòa bình. Cuối cùng, cuộc trò chuyện chuyển sang mối quan hệ luôn thù địch giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, mà Vavilov tuyên bố rằng Tập cận Bình đã chuẩn bị cho chiến tranh kể từ khi lên nắm quyền hơn một thập niên trước.

Vavilov nói rằng: “Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập cận Bình đã bắt đầu nuôi dưỡng cho một cuộc chiến tranh, thậm chí là một Thế chiến thứ 3. Ông ấy đã ra lệnh chuẩn bị một đội quân có khả năng chiến thắng. Tập Cận Bình không nghi ngờ gì về kế hoạch của người Mỹ.”

Trong cuộc thảo luận, chuyên gia này cũng đề cập đến những cách thức mà Trung Quốc có thể cung cấp viện trợ quân sự cho Nga, bất chấp lời đề nghị hòa bình của nước này, và đây chính là điểm mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của Trung Quốc, miệng thì kêu gọi hòa bình nhưng sau lưng thì viện trợ thêm vũ khí cho Nga để tiếp tục cuộc chiến, người Trung Quốc đã đưa ra lời biện minh thật đơn giản, họ cho rằng vì Ukraine đã nhận được viện trợ quân sự từ nhiều nước phương Tây nên Nga có nhận viện trợ quân sự từ các quốc gia khác cũng là những hành động mang giá trị tương đương.

Trung Quốc rất có thể sẽ vẫn ở trong ranh giới của luật pháp quốc tế và sẽ không trực tiếp cung cấp vũ khí cho một bên đã khởi xướng chiến tranh và bị thế giới lên án.

Tuy nhiên, như chúng ta biết, người Trung Quốc rất khéo léo và biết cách để phá vỡ mọi ràng buộc luật pháp và sự chỉ trích của thế giới. Rất có thể, các cơ sở sản xuất có thể được tạo ra ở một trong những quốc gia có chung biên giới với Liên bang Nga, nơi có quan hệ hợp tác quân sự mật thiết với Trung Quốc. Từ quan điểm của luật pháp quốc tế, hoạt động sản xuất này của những quốc gia khác viện trợ cho Nga sẽ không làm suy yếu hình ảnh của Trung Quốc với tư cách là một nước lớn có trách nhiệm chung tay gìn giữ hòa bình.

Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là mối lo lắng thường xuyên và ngày càng tăng đối với các quan chức quốc phòng và chính sách đối ngoại.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Lục quân Christine Wormuth đã cảnh báo rằng một cuộc xung đột với Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm lớn cho Hoa Kỳ do các cuộc tấn công từ không gian, tấn công mạng vào lưới điện, hệ thống nước, hàng không và ngân hàng.

Hoa Kỳ sẽ khó đứng vững nếu Trung Quốc thực sự ra tay, tấn công nhiều lĩnh vực quan trọng của Hoa Kỳ cùng lúc, đó là bài học đắt giá cho người Mỹ vì đã mãi ngủ mê trên chiến thắng và sức mạnh trừu tượng hàng chục năm qua. Trung Quốc của Tập cận Bình ngày nay mạnh hơn người Mỹ nghĩ rất nhiều.

Nhưng trước khi đụng trận trực tiếp liên quan đến lãnh thổ Hoa Kỳ thì hãy nói đến một Đồng Minh của Hoa Kỳ là Đài Loan, đây chính là trận thử sức chính thức.

Nếu Trung Quốc xua quân bất ngờ tấn công Đài Loan và nếu Mỹ không viện trợ cho Đài Loan thì điều này sẽ tàn phá uy tín của Hoa Kỳ và có thể gây tổn hại nếu không muốn nói là phá hủy toàn bộ mạng lưới liên minh của Hoa Kỳ. Và sự thụ động của Hoa Kỳ vô hình chung sẽ khuyến khích Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và các nước khác trở nên hung hăng hơn.

Nếu Hoa Kỳ cố gắng giúp Đài Loan nhưng thất bại, thì mọi con mắt sẽ đổ dồn vào những gì Washington sẽ làm tiếp theo. Nếu quyết định rút lui về “Pháo đài Mỹ”, tổn thất đối với uy tín của Mỹ và liên minh lại càng tồi tệ hơn.

Do phải tính đến khả năng can thiệp thất bại, Hoa Kỳ cũng nên suy nghĩ về các bước đi tiếp theo của mình để lôi kéo các đồng minh và đối tác của mình nếu Trung Quốc chiếm Đài Loan. Hoa Kỳ nên làm việc với các đồng minh và đối tác của mình để giúp đảo ngược sự việc đã rồi của CHND Trung Hoa, nhưng uy tín và sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ mất hoàn toàn nếu buông tay Đài Loan, không dám đối đầu trực diện với Trung Quốc và lui về thế thủ.

Trung Quốc sẽ trở nên hung hăng hơn đối với các nước láng giềng nếu nước này thành công trong việc chiếm Đài Loan mà không gặp phải sự kháng cự của Mỹ và Đồng Minh. Nếu tình thế này xảy ra thì Nhật Bản và Nam Hàn sẽ là những nước tiếp theo. Trong thế kỷ 21, Biển Đông là một khu vực có khả năng gia tăng sự quyết đoán của Trung Quốc.

Hơn ai hết, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều nhìn thấy Đài Loan nằm ở một vị trí chiến lược rất quan trọng. Năng lực quân sự và tình báo của họ có thể giúp Nhật Bản và các nước Đông Á khác tránh được mối đe dọa từ chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc.

Nếu Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có được các căn cứ quân sự và cơ sở tình báo độc nhất và sẽ có quyền tiếp cận sâu vào Thái Bình Dương mà không bị cản trở. Bắc Kinh sẽ có thể khiến lực lượng Mỹ ở Okinawa và Guam gặp nguy hiểm và xâm chiếm các vùng lãnh thổ rộng lớn của Nhật Bản và Philippines, đồng thời củng cố sự thống trị của mình ở Biển Đông và Đông Nam Á. Bắc Kinh cũng có thể từ chối khả năng duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ và các đồng minh ở Thái Bình Dương. Nói đơn giản hơn, là chính lúc đó, sự hiện diện của Mỹ sẽ bị đẩy lui ra xa vài ngàn hải lý.

Nếu biến cố Đài Loan xảy ra và không nhận được sự bảo vệ kịp thời của Mỹ hay trong tình hình xấu hơn thế, đó là Mỹ buông tay người anh em, thì vấn đề “Phổ biến vũ khí hạt nhân” ở các khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc có thể sẽ  xem xét phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân sau sự sụp đổ của Đài Loan vì họ lo sợ sẽ trở thành các mục tiêu tiếp theo của Trung Quốc và sẽ có lý do để nghi ngờ khả năng của Hoa Kỳ để bảo vệ họ.

Việc Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc chắc chắn sẽ phá vỡ một số liên minh của Hoa Kỳ và định hình lại các mối quan hệ chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Philippines và Thái Lan có thể sẽ phá vỡ mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và đầu hàng trước sức mạnh của Trung Quốc.

Mặc dù sự khác biệt giữa Ukraine và Đài Loan là rõ ràng, nhưng có một nguy cơ là Trung Quốc có thể đánh đồng sự miễn cưỡng của Washington và NATO trong việc giao chiến trực tiếp với một nước Nga được trang bị vũ khí hạt nhân, đặc biệt nếu Nga đang công khai đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, với một hành động tương tự. miễn cưỡng hoặc từ chối đối đầu với một Trung Quốc cũng được trang bị vũ khí hạt nhân. Do đó, Hoa Kỳ nên tăng cường khả năng răn đe, bao gồm cả răn đe hạt nhân và củng có chủ thuyết “tấn công hạt nhân phủ đầu” không còn là quyền riêng biệt của bất cứ quốc gia nào đang sở hữu vũ khí hạt nhân.

Nhiều chuyên gia quân sự mong rằng Hoa Kỳ cần phải nói rõ ràng và thể hiện quyết tâm cũng như sự sẵn sàng đáp trả một cuộc tấn công của Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan.

Trung Quốc chắc chắn không có đủ tự tin cho rằng Hoa Kỳ sẽ tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc một khi xung đột nổ ra, cả Tập cận Bình và giới diều hâu trong quân đội PLA đều hiểu rằng, Hoa Kỳ sẽ không buông tay Đài Loan.

Vì hành động bỏ rơi một quốc gia Đồng Minh quan trọng như Đài Loan cũng chính là hành động tự sát của Hoa Kỳ trước thế giới và các quốc gia Đồng Minh. Hoa Kỳ sẽ mất rất rất nhiều thứ kể cả ngôi vị cường quốc số một thế giới, tất cả sẽ chìm vào dĩ vãng. Lịch sử sẽ sang trang mà không hề xảy ra một cuộc thế chiến thứ ba để định đoạt ngôi vị bá chủ thế giới.

Lời kết:

Cả Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc, ba cường quốc thủ đắc vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, ai sẽ là người yếu tim và chớp mắt trước đây?

Việt Linh 06.03.2023

1 COMMENT