Tòa án Quốc tế ICC: Putin sẽ bị bắt nếu đến Nam Phi

0
2499

Tòa án Hình sự Quốc tế ICC đã phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga khi ông ta dự kiến ​​thăm Nam Phi vào tháng 8 để tham dự hội nghị BRICS, BRICS là những mẫu tự đầu của tên 5 quốc gia của khối các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, cuộc họp được tổ chức tại tỉnh Western Cape.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Alan Winde, một thủ tướng đối lập của đảng Liên minh Dân chủ (DA) cai trị tỉnh Western Cape của Nam Phi, cho biết rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bị bắt nếu đặt chân tới tỉnh của ông trong chuyến thăm dự kiến ​​vào tháng 8 đã nói rằng: “Putin đã thô bạo làm xói mòn các quyền tự do của người dân Ukraine và những người ở đất nước của ông ta, những người can đảm có lập trường chống lại các hành động tàn bạo của ông ta.” Ông nói: “Nếu Sở Cảnh sát Nam Phi không được hướng dẫn hành động, chúng tôi sẽ làm.” Nếu chính phủ không hành động, lực lượng cảnh sát West Cape sẽ thực hiện lệnh theo quy định của Quy chế Rome.

Alan Winde cho biết tỉnh của ông, bao gồm cả thành phố du lịch Cape Town, sẽ không chỉ đấu tranh cho các quyền và tự do cơ bản của người dân Nam Phi mà còn sẵn sàng thể hiện tình đoàn kết với Ukraine bằng cách đứng lên chống lại lực lượng xâm lược Nga đã tấn công thường dân nước này.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Nam Phi đã duy trì cách tiếp cận “không liên kết”, cho rằng “đối thoại hòa bình”, “đàm phán ngoại giao” là những phương cách duy nhất để chấm dứt chiến tranh. Hơn nữa, Nam Phi đã không bỏ phiếu ủng hộ mọi nghị quyết của Phiên họp đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm lên án hành động gây hấn và vi phạm nhân quyền trắng trợn của Nga.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghi ngờ về tuyên bố trung lập của Nam Phi đối với cuộc chiến tại Ukraine. Nam Phi là một quốc gia có các yếu tố dân chủ quan trọng, họ có một đời sống chính trị khá sôi động và một nền tư pháp độc lập.

Một số ví dụ gần đây bao gồm các cuộc tập trận quân sự chung với Nga và Trung Quốc trùng với lễ kỷ niệm một năm Nga bắt đầu cuộc xâm lược, Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế Naledi Pandor nhấn mạnh nhiều lần rằng Nga là một “người bạn lịch sử của Nam Phi”.

Đầu năm nay, Putin đã chính thức được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS dự kiến ​​diễn ra tại Nam Phi vào tháng 8. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu rõ ràng rằng chính phủ sẽ không thực hiện lệnh bắt giữ Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC nếu Putin đích thân tham dự.

Với yếu tố này đã gây nghi ngờ nghiêm trọng đối với tuyên bố trung lập của Nam Phi là phản ứng của nước này đối với lệnh bắt giữ của ICC đối với Putin. Putin bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh là trục xuất và chuyển giao trái phép trẻ em Ukraine khỏi lãnh thổ bị chiếm đóng ở Ukraine, đồng thời ICC cũng đang điều tra Putin tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người.

Nghĩa vụ pháp lý hiện tại đối với Nam Phi về luật pháp trong nước và quốc tế và tiền lệ pháp lý là hoàn toàn rõ ràng, đó là: chính phủ Nam Phi phải bắt giữ và giao nộp Vladimir Putin cho Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nếu ông ta đặt chân vào lãnh thổ Nam Phi.

Bộ trưởng Quan hệ Quốc tế của Nam Phi, Naledi Pandor cho biết rằng họ đang tìm kiếm ý kiến ​​pháp lý về việc liệu thực sự Nam Phi có nghĩa vụ bắt giữ và giao nộp Putin cho ICC hay không. Sau đó, vào ngày 29 tháng 5, Naledi Pandor đã công bố một thông báo cấp quyền miễn trừ chung “cho những người tham gia Hội nghị Bộ trưởng BRICS và hội nghị thượng đỉnh BRICS trong suốt thời gian diễn ra cả hai cuộc họp”. Mặc dù thông báo trao quyền miễn trừ cho những người tham dự các sự kiện quốc tế như vậy không phải là điều bất thường, nhưng kết quả trực tiếp của thông báo cụ thể này là Putin có thể được chính phủ Nam Phi bảo vệ nếu ông ta đích thân tham dự hội nghị thượng đỉnh.

Những sự kiện đang diễn ra này cho thấy sự dự đoán của Tòa phúc thẩm tối cao vào năm 2017 rằng các vấn đề nêu ra trong vụ án Al-Bashir sẽ tiếp tục là một “cuộc tranh cãi trực tiếp và chính đáng” và là một vấn đề “có tầm quan trọng chung sẽ có một ảnh hưởng đến các vấn đề trong tương lai” đối với Nam Phi.

Năm 2015, Nam Phi phải đối mặt với việc thi hành lệnh bắt giữ của ICC vì tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng đối với một đồng minh chính trị khác, lúc bấy giờ là tổng thống của Sudan, Omar al-Bashir. Al-Bashir đã tham dự hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Phi do Nam Phi tổ chức, nhưng chính phủ đã không bắt giữ và giao nộp ông ta cho ICC.

Lời biện minh của chính phủ Nam Phi khi đó là chính phủ Nam Phi đã trao quyền miễn trừ cho các đại biểu và người tham dự nên không phải tuân thủ các nghĩa vụ của ICC về việc bắt giữ Tổng thống Bashir trong thời gian ông ta tham dự hội nghị thượng đỉnh. Giờ đây, có lẽ Nam Phi tính lập lại các giúp đỡ đồng minh bằng quy chế “miễn trừ” như năm 2015 họ đã làm đối với Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir.

Tuy nhiên, tòa án cấp cao khẳng định rõ ràng rằng việc thực thi Quy chế Rome của Đạo luật Tòa án Hình sự Quốc tế ICC “được hưởng quyền lập pháp, đã được thông qua Nghị viện và không thể bị thay thế bởi một thông báo do Bộ trưởng hoặc quyết định của Nội các ban hành”.

Khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm tối cao đã xác nhận điều này, nhấn mạnh rằng hành động loại trừ quyền miễn trừ đối với bất kỳ ai “là một dấu hiệu rõ ràng rằng Nam Phi không ủng hộ quyền miễn trừ khi một người bị buộc tội phạm tội quốc tế”. Và đặc biệt, tuyên bố về quyền miễn trừ chỉ đề cập đến chức danh là các bộ trưởng, đặc biệt là các bộ trưởng ngoại giao. Rốt cuộc, Putin không phải là một bộ trưởng, ông ta là một Tổng thống.

Từ trong nước, một lời giải thích từ các nhà chức trách đã xuất hiện, nói rằng lời hứa miễn trừ không áp dụng cho tình huống lệnh bắt giữ. Điều đó có nghĩa là tuyên bố miễn nhiễm không áp dụng với Tổng thống Putin.

Các nhà chức trách Nam Phi không muốn tạo ra một tình huống khiến họ rơi vào tình thế khó khăn.  và tất cả những tuyên bố này một phần nhằm tạo ấn tượng về sự không chắc chắn.

Vì vậy, họ đang ám chỉ Putin rằng tốt hơn là không nên đến thăm họ khiến họ sẽ lâm vào tình cảnh khó xử?

Nam Phi đưa ra lời khuyên rằng nhà lãnh đạo Nga vẫn có thể tham dự hội nghị thượng đỉnh bằng hình thức trực tuyến qua Zoom để tránh bị bắt.

Tôi cho rằng Nam Phi đang cảnh cáo Putin tốt hơn là không nên đến. Nhưng để đề phòng, họ đang chuẩn bị một kế hoạch B nhằm giải thích lý do tại sao họ sẽ không bắt ông ta. Liệu có thể xảy ra xung đột ở đây: một bên là quyền miễn trừ của Nguyên thủ quốc gia và một bên là nghĩa vụ của Nam Phi theo Quy chế Rome?

ICC cũng đã quyết định về vấn đề này, tuyên bố rằng Nam Phi, khi họ “tự nguyện phê chuẩn Quy chế”, họ đã chấp nhận rằng “các quyền miễn trừ dựa trên năng lực chính thức, bao gồm cả những quyền mà họ có thể sở hữu theo luật quốc tế” rõ ràng bị đã loại trừ và “không thể áp dụng được”.

Đồng thời với các thủ tục tố tụng tại tòa án này, chính phủ Nam Phi tuyên bố ý định rút tư cách thành viên của ICC, cho rằng nghĩa vụ bắt giữ và giao nộp những người bị buộc tội cho tòa án là một trở ngại đối với “vai trò hòa giải hòa bình” của chính phủ trong các tình huống xung đột, chiến tranh.

Do đó, thời điểm phản ứng dữ dội của chính phủ Nam Phi đối với lệnh bắt giữ của Putin cho thấy rằng điều này không dựa trên nguyên tắc đã được thiết lập của chính phủ, mà chính xác hơn là để bảo vệ Putin nói riêng khỏi sự truy tố của ICC.

Do đó, các nghĩa vụ pháp lý hiện tại đối với Nam Phi, về mặt luật pháp trong nước và quốc tế, cũng như các quyết định của tòa án là rất rõ ràng, đó là chính phủ phải bắt giữ và giao nộp Putin cho ICC nếu ông ta vào lãnh thổ Nam Phi. Tất cả các nghĩa vụ này đều được thực hiện một cách tự nguyện, cho thấy các chính phủ là thành viên của ICC coi trọng việc truy tố bất kỳ ai bị cáo buộc phạm tội quốc tế để bảo đảm rằng họ không được miễn trừ hình phạt.

Nhưng trên thực tế, Nam Phi một lần nữa sẽ ưu tiên các mối quan hệ kinh tế và chính trị tốt đẹp đang tiếp tục của mình với một “người bạn lịch sử” bằng cách ban cho nguyên thủ quốc gia quyền miễn trừ.

Vẫn còn phải xem liệu chính phủ Nam Phi có sẵn sàng bỏ qua mọi nghĩa vụ về mặt luật pháp trong nước hoặc quốc tế hay liệu cơ sở ủng hộ việc trao quyền miễn trừ cho Putin có tăng lên hay không hoặc có những lời đe dọa rằng việc bắt giữ Putin sẽ là một lời “tuyên chiến” với nước Nga hay không.

Do đó, Nam Phi được kêu gọi tôn trọng mục đích chính của tư pháp hình sự quốc tế, bảo vệ các nạn nhân của nạn diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh bằng cách quy trách nhiệm hình sự cho những kẻ phạm tội. Nam Phi đã củng cố mục đích này như luật nội địa ràng buộc khi thông qua Đạo luật Thực thi.

Lời kết:

Chính phủ tiếp tục được các quốc gia thành viên phương Tây đồng thanh lên tiếng cảnh báo Nam Phi rằng bất kỳ người nào đã được ban hành lệnh bắt giữ của ICC khi vào lãnh thổ Nam Phi sẽ bị bắt và giao nộp cho tòa án để truy tố. Nam Phi nhận thức rõ tình hình mà họ đang gặp phải. Họ muốn tránh tình trạng khó xử này và những hậu quả quốc tế của nó. Nam Phi cũng từng có thời kỳ bị cô lập, bị cấm vận, v.v. Và bây giờ, họ muốn tránh lặp lại những điều xấu xí đã từng xảy ra trong quá khứ tại Nam Phi.

Việt Linh, 08.06.2023