Monday, March 18, 2024

Tàu sân bay Phúc Kiến tham vọng và thực tế

CALI TODAY NEWS – Hôm 17/6/2022 Trung Cộng đã cho hạ thủy chiếc tàu sân bay thứ ba Type 003 mang tên Phúc Kiến tại Xưởng đóng tàu Thượng Hải, trễ hơn dự kiến vào tháng 4 do xáo trộn vì Covid-19.
Hải quân Trung Cộng đã có 3 Tàu sân bay: Liêu Ninh mua võ tàu của Ukraine, có độ choán nước 67,500 tấn. Sơn Đông được đóng theo công nghệ của Nga với lượng choán nước 70,000 tấn. Phúc Kiến đóng theo công nghệ của Trung Cộng với độ choán nước 85,000 tấn so với Hàng không mẫu hạm lớp Ford của Mỹ 100,000 tấn. Từ năm 2021, Bắc Kinh khởi công đóng tàu sân bay thứ tư sử dụng lực đẩy nguyên tử để có 4 chiếc tàu sân bay vào năm 2030.
Tàu sân bay Phúc Kiến.
Đặc biệt, Phúc Kiến được trang bị hệ thống hỗ trợ phóng máy bay điện từ (EMALS), tức “hệ thống điện từ”, mà chỉ có Hải quân Hoa Kỳ và Pháp sử dụng. Tuy nhiên, phải chờ xem hệ thống này hoạt động ra sao trong thời gian thử nghiệm.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng ba chiếc Tàu sân bay của Trung Cộng không thể hoạt động dài hạn bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất (từ Nhật Bản qua Đài Loan và Philippines đến Indonesia) do thiếu các căn cứ tiếp vận, sửa chữa bên ngoài chuỗi đảo số 1.
Nhóm tàu sân bay của Trung Cộng chỉ mạnh bên trong khu vực này buộc các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, kể cả Đài Loan đang trấn đóng Đảo nhỏ Ba Bình ở Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands,). Như thế, Trung Cộng như kình ngư thêm vây để thực hiện giấc mơ SCS thành chiếc ao nhà mà thao dượt và phát triển lực lượng Hải quân tầm cỡ thế giới.
Đã đến lúc các quốc gia duyên hải Đông Nam Á thực sự phải cần Hoa Kỳ bảo vệ.
Tân Gia Ba nhỏ nhất tại Đông Nam Á, nhưng, không bao giờ bị Trung Cộng đe dọa trên bất cứ phương diện nào vì được Hoa Kỳ bảo vệ tương đương với Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương không ký kết.
Bất cứ điều gì mà Hoa Kỳ cần tăng cường tiềm lực trên Biển Nam Trung Hoa đều được Tân Gia Ba đáp ứng. Chiến hạm của Hải quân Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam có thể nhận tiếp liệu và nghỉ ngơi tại Tân Gia Ba. Phi cơ hải tuần trên Biển Nam Trung Hoa và các Khu trục hạm, Cận duyên hạm Tác chiến hoạt động trên SCS đều đồn trú tại Tân Gia Ba.
Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG) của Hoa Kỳ có khoảng 42,000 quân nhân hiện dịch, 7,500 trừ bị, 29,000 nhân sự hỗ trợ, và 7,700 nhân viên dân sự toàn thời gian có trách nhiệm giám sát, an ninh, an toàn trên biển.
Phán quyết 12/7/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đã bác bỏ yêu sách “Đường 9 Đoạn của Trung Quốc”, chiếm 75% diện tích SCS chỉ có Tân Gia Ba lên án trong khi 9 nước khác trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lặng thinh dù bị Hoa Kỳ thúc giục.
Phi Luật Tân là quốc gia đệ đơn kiện Trung Cộng lên PCA mà Tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử năm 2016 cũng không công khai lên án! Duterte sang Bắc Kinh nhiều lần xin làm chư hầu và đe doạ huỷ bỏ Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương năm 1951 với Hoa Kỳ. Tổng thống Donald Trump chỉ nói ngắn gọn “Mỹ đở tốn kém”. Duterte giật mình vì đòn tháu cáy thất bại nên vội đính chính. Trước khi mãn nhiệm kỳ, Tổng thống Duterte cam kết tuân theo Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ.
Từ đó, Bắc Kinh gia tăng hoạt động Hải cảnh để xác định quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa, Hải quân Trung Cộng công khai bảo vệ chủ quyền, Hải cảnh bảo vệ quyền-chủ-quyền, Dân quân biển bảo vệ quyền khai thác tài nguyên thuỷ sản và hợp tác với Hải quân và Hải cảnh trong mọi hoạt động cần sự kết hợp. Hành động của Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh đã ký và phê chuẩn.
Ngược lại, Đài Loan, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia phập phồng lo sợ triền miên. Muốn yên thân phải đổi chác bằng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, ngoại giao, lãnh hải.
Hãy bỏ ngay quan điểm “không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp Hoa Kỳ-Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa” vì: (1) Đụng độ giữa hai cường quốc biển trên SCS kéo theo thêm Hải quân các nước khác như Việt Nam, Đài Loan, Phi Luật Tân tham gia gây thiệt cho mọi sinh hoạt trên Biển. (2) Kinh tế suy thoái vì vận tải đường biển bị hạn chế tối đa. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị tắt nghẽn. (3) Không bảo vệ được chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán trên biển. (4) Chiến tranh có thể lan tới đất liền.
Cộng sản Việt Nam chủ trương “3 Không” từ khi chiếm trọn Việt Nam để duy trì và bảo vệ chế độ độc tài đảng trị. Hai năm trước, Hà Nội nâng lên thành “4 Không” nhằm chống lại làn sóng thay đổi từ bên ngoài với hệ quả tất yếu là phải gắn bó chặt chẽ hơn với Trung Cộng.
Hôm 15/6/2022, Tờ Hoàn cầu Thời báo, chiếc loa của Bắc Kinh, giới thiệu Đề cương về các hoạt động quân sự phi-chiến-tranh của Quân đội gồm 6 chương, 59 điều, quy định các hoạt động của Quân đội “nhằm ngăn chặn và hóa giải các rủi ro và thách thức, xử lý các tình huống khẩn cấp, bảo vệ con người và tài sản, bảo vệ chủ quyền quốc gia”. Bắc Kinh chưa công bố toàn văn bản.
Khi văn bản công bố, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á sẽ có dữ kiện cụ thể hơn để chống lại hoặc đề phòng.
Hôm 21/7/2017, Tổng thống Donald Trump đã ban hành lệnh đưa Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford, tối tân nhất thế giới đi vào hoạt động trong khi chiếc USS Kennedy đã hoàn thành 30% và USS Enterprise bắt đầu thi công.
Ngân sách để đóng 3 chiếc này là 40 tỷ USD do Tổng giám đốc Điều hành Giao Phan, là quan chức dân sự cao nhất người Mỹ gốc Việt đảm trách từ A tới Z (Từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa chữa).
Nhật Bản có 4 Khu trục hạm Trực thăng mà hai chiếc đang biến đổi thành Hàng không mẫu hạm để trang bị các loại phi cơ tàng hình F-35 dĩ nhiên hoả lực hơn hẳn các tàu sân bay của Trung Quốc.
Hải quân Trung Cộng và Nga đang phối hợp tìm thêm nhiều hải lộ mới ở miền Bắc và miền Nam của Nhật Bản để Trung Cộng có thể ra Thái Bình Dương và SCS mà tới Ấn Độ Dương thay vì chỉ qua Eo biển Miyako
Ba Tàu sân bay Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến không đủ sức đương đầu với các cường quốc hải quân như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nhật Bản, nhưng, thừa sức lấn áp Đài Loan và các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á.
Đài Loan tuy bé và gần Trung Cộng nhất nên nguy cơ bị tấn công lớn hơn hết. Dù chưa có Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương với bất cứ cường quốc biển nào, nhưng, được Hải quân Hoa Kỳ và Nhật Bản công khai tuyên bố bảo vệ cũng làm chùn bước Bắc Kinh.
Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, kể cả Đài Loan không có khả năng đơn phương đối phó với các tàu sân bay của Trung Cộng. Do đó, không nên tuyên bố “không đứng vào phe nào” mà hối hận thì cũng trễ rồi!
Trên cõi đời này, không có bữa cơm nào miễn phí. Chẳng ai bênh vực mãi một người có đủ tay chân lại không chịu tự vệ mà chỉ ngoác mồm kêu cầu cứu?

Đại-Dương

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img