Số Người Bị Chết Vì  COVID Ở Trung Quốc Sẽ Tăng Rất Cao

1
1160
  • Cali Today News = Trong cuốn sách tựa đề là “How to Lie with Statistics” – “Làm Cách Nào Để Nói Láo Với Số Thống Kê” của nhà báo Darrell Huff, xuất bản năm 1954, ông ta chỉ vẽ rằng người ta có thể nói dối, đánh lừa trong việc loan báo số thống kê bằng cách bỏ bớt đường biểu diễn ở trục tung độ (y-axis).  Nhưng nếu ăn gian, dấu bớt đường biểu diễn ở trục hoành (x-axis) sẽ đưa đến kết quả ngược lại. Cuốn sách của Darrell Huff trở thành một cuốn sách “best-seller” -sách bán chạy nhất- vào thời đó. Ông nhà báo này cũng là người biện minh tích cực cho kỹ nghệ thuốc lá. Trong suốt thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, nhiều lần chúng ta đã ăn gian, nói sai về sự bùng phát của bệnh dịch để biện minh cho kết quả chống bệnh dịch của một quốc gia. Mùa hè năm 2020, Hoa Kỳ chịu hậu quả thảm hại của bệnh dịch, nó tượng trưng cho tình trạng xử lý yếu kém đối với bệnh dịch. Vài tháng sau, đến lượt các nước ở Âu châu lãnh hậu quả thảm khốc sau khi định mở cửa lại nền kinh tế. Kế đến là nước Ấn độ, con số bị lây nhiễm tăng khủng khiếp, đe dọa khối dân đông đúc của Ấn độ, và hàng triệu người dân nước khác trên thế giới, bởi vì Ấn Độ ngưng xuất cảng thuốc chủng ngừa trong suốt nửa năm.Hồi tháng trước, Trung quốc công bố nước này chỉ có khoảng 5 ngàn ca lây nhiễm COVID, với khối dân số 1.4 tỷ người. Trung quốc đã áp dụng chính sách khắc nghiệt “Zero-COVID” trong suốt ba năm. Bỗng dưng họ từ bỏ chính sách đó, và bây giờ số ca lây nhiễm COVID 19 tăng vọt lên rất cao. Trung quốc là quốc gia phát sinh ra bệnh dịch đầu tiên, và bây giờ nước này sẽ trải nghiệm sự lây nhiễm tồi tệ nhất từ trước đến nay. Trục hoành độ trong đồ biểu sẽ có đường biểu diễn tăng vọt như hỏa tiễn. Hồi tháng trước, ở Trung quốc, các bệnh viện, dược phòng, và nhà mai táng đã bị quá tải, làm việc không xuể vì số người bị lây nhiễm và chết tăng quá nhanh, ngoài sức chịu đựng của con người. Trung quốc bây giờ không còn công bố con số người bị lây nhiễm, bị tử vong nữa, mà họ dẹp  hẳn, không loan báo gì cả. Họ chẳng cần sửa chữa số thống kê làm gì. Theo biên bản ghi chép phiên họp tại Ủy Ban Y Tế Quốc Gia – National Health Commission có khoảng 250 triệu người bị nhiễm vi rút trong ba tuần lễ đầu của tháng 12, mỗi ngày có khoảng 37 triệu người bị lây nhiễm. Các chuyên gia tiên đoán rằng số người bị lây nhiễm ở nhiều thành phố sẽ bùng phát vào khoảng cuối tháng này. Tuy nhiên, đợt bùng phát thứ hai ở thôn quê, số người bị lây nhiễm sẽ khủng khiếp hơn nhiều, có thể làm tan nát vùng nông thôn vào tháng Hai hay tháng Ba, sau khi hàng triệu người về quê ăn Tết Nguyên Đán. Tình hình lây nhiễm sẽ khác nhau tùy địa phương, không theo  một mô hình nào, nhưng người ta dự phóng rằng trong những tháng sắp tới, số người bị chết vì COVID ở Trung quốc có thể lên đến một hay hai triệu người.Hiện tượng bùng phát của bệnh dịch dính líu đến một phần sáu dân số trên thế giới sẽ làm phát sinh ra nhiều loại biến chủng rất dễ lây nhiễm, hay có thể phát sinh một số biến chủng mới, và như vậy nó sẽ làm cho cả thế giới phải gánh chịu một sự bùng phát lây nhiễm mới. Tại Hoa Kỳ biến chủng mới Omicron phụ, mang tên XBB1.5 được coi là loại biến chủng rất dễ lây nhiễm, hiện đang chiếm khoảng ba phần tư ca lây nhiễm mới ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Do đó, số người phải vào bệnh viện để chữa trị gia tăng khá nhiều. Rất có thể đợt bùng phát lây nhiễm ở mức bão tố- tsunami -sắp xảy ra ở Trung quốc có thể làm phát sinh ra một loại hậu duệ mới của Omicron, hay cũng có thể một loại biến chủng hoàn toàn mới. Cuộc khủng hoảng kể trên khiến người ta phải nêu ra một số câu hỏi căn bản như sau: Tại sao Trung quốc lại ngoan cố áp dụng chính sách cứng rằn “Zero COVID” trong một thời gian dài, và bây giờ họ lật ngược chính sách này một cách bất ngờ. Hiện tượng bùng phát khủng khiếp của loại biến chủng Omicron xảy ra hồi năm ngoái khiến cho nhiều nước chịu nhiều thiệt hại, tốn phí cho cả một xã hội vì bệnh dịch, khi con người chưa kiểm soát được nó. Nhưng Trung quốc thì lại cứng rắn áp dụng đường lối riêng của mình. Sau đó, vì áp lực phát triển kinh tế, và tình hình xã hội bất ổn, khiến cho ông Tập Cận Bình buộc lòng phải thay đổi chính sách. Trong năm 2022, nền kinh tế Trung quốc phát triển ở mức thấp nhất so với ba thập niên trước. (không tính đến mức suy giảm về kinh tế do bệnh dịch gây ra). Hồi tháng 11, Trung quốc chứng kiến sự phản đối mãnh liệt của người dân, lan rộng khắp nơi, lớn nhất kể từ sau vụ sinh viên biểu tình chống chính phủ ở Thiên An Môn. Ở các lần dân chúng biểu tình chống đối kỳ này vì họ bị phong tỏa không cho đi đâu cả. Đến nỗi một bin đinh gồm nhiều chung cư bị hỏa hoạn, nhưng không ai được tiếp cứu. Tình trạng phong tỏa cứng rắn khiến cho cho người dân không được tiếp tế thức ăn, không được chữa trị khi có bệnh, đấy là chưa kể gia đình, thân nhân bị ly tán, cấm không cho liên lạc với nhau. Một câu hỏi phức tạp khác là vì sao Trung quốc thất bại trong việc đối phó với bệnh dịch. Vì nhiều yếu tố khác nhau kết tụ lại, Trung quốc ở một vị thế hết sức đặc biệt, đầy rủi ro khi họ quyết định mở cửa trở lại. Điểm thành công duy nhất của chính sách “Zero-COVID” là dân chúng không bị tiếp cận với con vi rút, nhưng cũng vì lý do đó, trong người họ chỉ có sự miễn nhiễm, đề kháng tự nhiên rất ít. Trung quốc là một trong những nước có khối dân số già nua tăng nhanh nhiều nhất trên trái đất, với khoảng hơn 250 triệu người ở lứa tuổi trên 60. Họ là nhóm dân dễ bị tử vong hay bệnh nặng khi nhiễm vi rút. Trong lúc đó, nhóm dân số dễ bị lây bệnh lại không được chích ngừa đầy đủ. Tính đến giữa tháng 12, chỉ có khoảng 42% số người ở tuổi trên 80 được chích ngừa hai mũi thuốc, và một mũi tăng cường -booster. Những người được chích ngừa đó chỉ  được chích bằng thuốc nội địa làm ở Trung Hoa là loại thuốc chủng ngừa không hiệu quả bằng loại thuốc chế tạo bằng phương pháp mRNA, và cũng không được cập nhật để có thể chống lại biến thể phụ của Omicron. (Trung quốc từ chối không cho dùng thuốc chủng ngừa của các nước Tây phương. Chỉ mới đây họ cho phép công dân Đức làm việc ở Trung quốc được chích thuốc chủng của hãng Pfizer-BioNTech). Những khó khăn trên đây lại đi kèm với một hệ thống chăm sóc y tế yếu kém, từ bấy lâu nay không được đầu tư để đáp ứng với nhu cầu của khối dân số quá đông ở Trung quốc. Đến nay, lại thêm tình trạng khá nhiều nhân viên trong ngành y tế bị nhuốm bệnh. Nhu cầu làm việc trong phòng ICU, chăm sóc đặc biệt tăng nhanh, không có đủ nhân viên để làm việc.Người ta có thể làm cho sự chuyển tiếp bớt nguy hiểm, ít chết người nếu thực hiện một số việc như sau: Chính phủ nên cho phép sử dụng loại thuốc chủng ngừa mRNA, và tung ra chiến dịch quảng bá rộng rãi khuyên dân chúng phải đi chủng ngừa, nhắm thẳng vào những già cần được chủng ngừa ngay. Chính phủ nên phân phối số lượng lớn các loại thuốc chống vi rút và chống nóng sốt cao độ. Chính phủ cần tăng cường hoạt động trong hệ thống y tế, loan báo rõ cho dân chúng nên đi đến đâu để được chữa trị. Nhưng tiếc thay, Đảng Cộng Sản giữa thái độ yên lặng, không làm gì cả vì họ quá kiêu căng, và muốn kiểm soát chặt chẽ người dân. (Thực ra, việc chuẩn bị thiếu sót nhằm đối phó với bệnh dịch xảy ra ở nhiều nước, không riêng gì ở Trung quốc. Chính Hoa Kỳ cũng từng thất bại nhiều lần trong việc đầu tư để chống lại bệnh dịch, và hiện nay chính phủ Mỹ không còn trả tiền cho người dân để mua thuốc chủng ngừa cũng như việc chữa trị COVID. Đồng thời chỉ có một số nhỏ người Mỹ là chích ngừa đầy đủ cùng với những mũi thuốc tăng cường- booster). Ông Tập Cận Bình đợi chờ một thời gian vài tuần lễ mới lên tiếng nói về sự bùng phát của bệnh dịch. Thái độ của ông là né tránh, không nhận trách nhiệm trước tình trạng hỗn loạn xảy ra trong xã hội. Cuối cùng ông cũng lên tiếng, và chỉ phát biểu một cách chung chung là: Công chúng nên thực hành những thói quen tốt về vệ sinh cá nhân cần thiết, và mãi đến ngày 31 tháng 12 ông mới lên tiếng, sau khi các xí nghiệp phải đóng cửa, bệnh viện trở nên quá tải, và lò thiêu xác người đầy ắp xác chết, hỏa thiêu không xuể. Vậy mà ông còn tuyên bố: “Đảng Cộng Sản lúc nào cũng đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu.”.Tình trạng khẩn trương ở Trung quốc dạy cho chúng ta một bài học quý giá. Đó là sống trong một thế giới các nước liên kết với nhau qua nhiều hình thức, nước nào chủ trương sống cô lập, riêng lẻ một mình chỉ có thể nấn ná- buy time- một thời gian mà thôi, chứ không thể loại trừ được tất cả những đe dọa vì bệnh dịch gây ra. Hoa kỳ và nhiều nước khác trên thế giới áp dụng luật bắt buộc du khách từ Trung quốc đến phải được thử nghiệm COVID. Biện pháp này không chắc gì sẽ kiểm soát hoàn toàn sự lây lan của bệnh dịch, có chăng chỉ là gây vài điểm thắng về mặt chính trị, và giúp nước đòi xét nghiệm có cảm tưởng an toàn một cách phiến diện. Trong lúc đó, con vi rút đe dọa sức khỏe, và sự an lạc của hàng trăm triệu người. Trong đó có nhiều người chưa hề được chích ngừa, hay được che chở bằng những điều cơ bản nhất. Bắc Kinh có thể che dấu, có thể gian dối về số liệu thống kê bằng đủ mọi cách, nhưng họ không thể thay đổi được thực tế những gì đang xảy ra ở Trung quốc.
    Nguyễn Minh Tâm  dịch theo  THE NEW YORKER  ngày 16/1/2023

  • Reply
  • Reply All
  •  or 
  • Forward

1 COMMENT

  1. FK Rubbish Talk sh it all story go back to you Nhà báo diện dẫn nói láo Hy vọng sự kiện như ý muốn đôi chút để đc nổi tiết lấy once upon chổ này ghép vô chổ kia để có việc làm kiếm hem Kô nói láo kô fải là nhà báo BBC đã từng đổi màu trời trong sáng thành màu xám ô nhiễm Thế giới phẳng từ óc người thành óc heo bị teo