Monday, March 18, 2024

Sau bản án của Stewart Rhodes, sẽ đến Donald Trump?

Vào tuần rồi, khi có thông tin rằng bồi thẩm đoàn trong phiên tòa xét xử những bị cáo trong nhóm Oath Keepers ở Washington, DC, với tốc độ nghị án và kết án khá nhanh sự đồng lòng của bồi thẩm đoàn.

Cho đến nay, đây là vụ phức tạp nhất trong tất cả các thủ tục tố tụng hình sự bắt nguồn từ cuộc nổi dậy mà Donald Trump kích động vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

Hầu hết những người đã bị buộc tội sau khi xông vào Điện Capitol vào ngày định mệnh đó đã phải đối mặt với các cáo buộc đơn giản hơn, chẳng hạn như cản trở thủ tục tố tụng của chính phủ và xâm phạm cơ quan chính phủ.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhưng đối với vụ án này, Bộ Tư pháp đã yêu cầu bồi thẩm đoàn kết tội các bị cáo với nhiều tội danh, trong đó nghiêm trọng nhất là âm mưu xúi giục nổi loạn, vốn nổi tiếng là khó chứng minh.

Bồi thẩm đoàn chỉ dành ba ngày để cân nhắc, một khoảng thời gian tương đối ngắn trong các tình huống buộc tội khó khăn này. Điều đó cho thấy các thành viên bồi thẩm đoàn không bị phân tâm bởi áp lực chính trị hoặc những hướng đi khác nhau trong trí tưởng tượng do luật sư bào chữa đưa ra.

Cả người sáng lập Oath Keepers là Stewart Rhodes và cánh tay phải của ông ta, Kelly Meggs, đều bị kết tội âm mưu xúi giục nổi loạn, và cả năm bị cáo đều bị kết án vì tội cản trở một thủ tục tố tụng chính thức và tiêu hủy bằng chứng.

Phán quyết này nhìn chung nên được hiểu là một chiến thắng vang dội của các công tố viên. Có lẽ quan trọng nhất, nó cho thấy bồi thẩm đoàn gồm những công dân bình thường hoàn toàn có khả năng hiểu bằng chứng cho thấy những gì xảy ra vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, không phải là một cuộc bạo động tự phát mà là một cuộc nổi dậy được lên kế hoạch trước.

Phán quyết của bồi thẩm đoàn về âm mưu nổi loạn xác nhận rằng ngày 6 tháng 1 năm 2021 không phải là ‘diễn ngôn chính trị hợp pháp’ hay một cuộc biểu tình ôn hòa nằm trong  tầm kiểm soát mà đây là một kế hoạch có tổ chức, tấn công bạo lực vào cơ quan hợp pháp của chính phủ Hoa Kỳ và ngăn chặn việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.

Qua vụ kết án Stewart Rhodes, tôi nghĩ là DOJ và Tổng chưởng lý Merrick Garland có thể cảm thấy thoải mái hơn khi tiến hành truy tố người đứng đầu cuộc nổi dậy, đó là cựu Tổng thống Donald Trump.

Trên thực tế, nhận định này càng được củng cố bởi bồi thẩm đoàn đã kết án hai thủ lĩnh của nhóm dân quân cực hữu Oath Keepers với tội danh nghiêm trọng nhất, điều đó được coi là bằng chứng rõ ràng rằng họ muốn thiết lập trách nhiệm giải trình cho những người xúi giục và lãnh đạo cuộc nổi dậy.

Trong phần kết luận của phiên tòa này, nhiều chuyên gia pháp lý đã không lạc quan rằng DOJ sẽ thắng. Như các cựu công tố viên và giáo sư luật đã từng cho rằng các bồi thẩm đoàn thường gặp khó khăn trong việc hiểu “âm mưu nổi loạn” nghĩa là gì và khó có thể nhận định về việc một người nào đó có ý định lật đổ chính phủ khi họ không thực sự thành công.

Mặc dù phiên tòa được tổ chức tại Quận Columbia với ảnh hưởng nhiều theo đảng Dân Chủ, nhưng những lo ngại đó đã bao trùm lên phiên tòa này ngay từ đầu. Trong gần hai năm nay, các phương tiện truyền thông bảo thủ và các chính trị gia Đảng Cộng hòa đã cố gắng viết lại ký ức của công chúng về ngày 6 tháng 1, cố gắng biến nó thành “diễn ngôn chính trị hợp pháp” và cho rằng cuộc tấn công bạo lực nhằm vào cơ quan thực thi pháp luật và Điện Capitol của Hoa Kỳ chỉ là một cuộc tham quan của những công dân hiền lành, thân thiện.

Chiến dịch đó đã thành công đến mức hầu hết các cử tri Đảng Cộng hòa hiện coi cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 là một “cuộc biểu tình hợp pháp“, mặc dù hầu hết những người họ đã không tán thành nó ngay sau khi sự kiện đáng xấu hổ đó xảy ra.

Gần như chắc chắn có cử tri Cộng hòa trong bồi thẩm đoàn,và một số nhà quan sát lo sợ rằng họ sẽ giữ lòng trung thành với đảng phái và phớt lờ sự thật.

Stewart Rhodes đã hành động giống hệt như Donald Trump: Sử dụng ngôn ngữ được mã hóa để đẩy những người ủng hộ ông ta vi phạm pháp luật, và sau đó tự xa lánh mình bằng tuyên bố sai sự thật rõ ràng rằng những người bạn thân của ông ta đã tự hành động theo ý mình.

Bồi thẩm đoàn đã nhìn thấu được mưu mẹo này, điều này sẽ trấn an các công tố viên liên bang rằng logic tương tự có thể hoạt động trong một vụ án sắp tới chống lại Donald J. Trump.

Như các phiên điều trần của ủy ban Hạ viện ngày 6 tháng 1 đã cho thấy, có rất nhiều bằng chứng cho thấy Trump cố tình kích động bạo loạn ở Điện Capitol, với hy vọng và ý định rõ ràng là sử dụng bạo lực đám đông để lật ngược kết quả hợp pháp của cuộc bầu cử năm 2020 và tự bổ nhiệm mình làm tổng thống một cách bất hợp pháp.

Lời kết:

Rõ ràng, bất kỳ phiên tòa hình sự nào có Trump với tư cách là bị cáo sẽ có một bồi thẩm đoàn khác với xác suất thất bại hay thành công đều cao hơn vụ án của Oath Keepers, có nghĩa là chúng ta không thể dự đoán trước một phán quyết một cách chắc chắn được.

Nhưng kết quả của Oath Keepers cho thấy rằng điều đúng đắn vẫn có thể xảy ra, ngay cả trong thời kỳ phân cực chính trị cao với một nhóm 12 người Mỹ trung thực, tự trọng cùng đưa ra những đánh giá bằng chứng một cách bình tĩnh và đưa ra kết luận chính xác và rõ ràng. Ngay cả khi một số người trong số những người họ là đảng viên Cộng hòa!

Nếu một bồi thẩm đoàn trung thực, ngay thẳng, không thiên vị đảng phái và chính kiến này đã sẵn sàng kết án thủ lĩnh của một phe nổi dậy ở Điện Capitol với tội hình sự có thể khiến ông ta phải ngồi tù suốt đời, thì có lẽ chúng ta cũng có lý do để tin rằng một bồi thẩm đoàn khác có thể sẵn sàng kết án người đàn ông quan trọng cuối cùng không thiên vị, nương tay với kẻ phải chịu trách nhiệm chính cho những tổn thương và mất mát của đất nước này.

Việt Linh 04.12.2022

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img