Sai lầm chết người của Tập Cận Bình và cái giá phải trả?

1
3122

Tập Cận Bình đã thể hiện một giọng điệu hòa giải đáng ngạc nhiên trong bài phát biểu đêm giao thừa Tết Tây trước người dân Trung Quốc vào cuối tuần qua, khi ông kêu gọi đoàn kết và thừa nhận những ý kiến ​​khác nhau ở đất nước hiện đang trải qua đợt bùng phát virus corona lớn nhất thế giới. Đó có thể được xem là sự thừa nhận lỗi lầm mà công chúng Trung Quốc hiếm khi được nghe từ người lãnh đạo cao nhất.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Nhà lãnh đạo quốc gia đã đánh cược tính hợp pháp chính trị cá nhân của mình vào phản ứng của ông đối với đại dịch. Chính sách “Zéro-Covid” của ông, mà ông khẳng định đã cân bằng nền kinh tế với sức khỏe cộng đồng đã được coi là một trong những thành tựu quan trọng của ông khi ông ngày càng mở rộng quyền cai trị của mình.

Trong những tuần sau khi ông Tập cận Bình bảo đảm được nhiệm kỳ tổng bí thư lần thứ ba,  những thanh niên ương ngạnh của Trung Quốc đã tổ chức các cuộc biểu tình rộng rãi nhất của đất nước trong ba thập niên, hay nói đúng hơn là từ sau vụ Thiên An Môn năm 1989. Họ tập hợp lại để chống lại các biện pháp kiểm soát chống virus quá mức của chính phủ và mạng lưới kiểm duyệt thậm chí còn cứng rắn hơn của chính phủ, cả trực tuyến và ngoại tuyến trên toàn bộ xã hội và mạng internet.

Khi đó, rõ ràng là chủ tịch Trung Quốc bắt buộc phải lựa chọn một trong hai: kiên trì với các biện pháp chống COVID nhưng sẽ bị dân chúng phản đối, biểu tình, gây rối loạn xã hội hay đồng ý nới lỏng các quy định nghiêm ngặt về đại dịch để chế độ được an toàn và các cuộc biểu tình tự chấm dứt.

Tập cận Bình đã chọn cách thứ hai.

Nhưng việc không chuẩn bị đầy đủ cho việc mở cửa trở lại của chính phủ Trung Quốc đã khiến các bệnh viện làm việc quá tải và các nhà tang lễ làm việc hết công suất đang hỏa táng các xác chết suốt ngày đêm. Quyết định của Bắc Kinh nới lỏng các biện pháp kiểm soát vào giữa mùa đông, ngay trước mùa du lịch cao điểm Tết Nguyên đán, lại càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Việc đóng cửa toàn bộ các ngành công nghiệp và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao chỉ làm tăng thêm những khó khăn kinh tế của Trung Quốc.

Trong suốt năm ngoái, hàng trăm tỷ đô la tiếp tục được rót vào hệ thống y tế của đất nước, bao gồm cả xét nghiệm hàng loạt gần như hàng ngày và xây dựng các cơ sở kiểm dịch tập trung.

Cái giá của tính toán sai lầm là gì?

Sai lầm chết người của Tập Cận Bình đã ảnh hưởng đặc biệt nặng nề đến người cao tuổi Trung Quốc. Trước khi hủy bỏ chính sách “Zéro-Covid”, chính phủ cũng đã thu hẹp định nghĩa về các trường hợp tử vong bằng cách loại trừ những người chết vì bệnh nền.

Việc Bắc Kinh xác định lại số ca tử vong do COVID có nghĩa là số liệu thống kê chính thức khó có thể phản ánh các dự đoán của khu vực tư nhân. Airfinity, một công ty phân tích sức khỏe của Anh, ước tính Trung Quốc có 14.700 ca tử vong mỗi ngày trong tổng số 176.500 ca tử vong kể từ ngày 1 tháng 12. Họ dự đoán 1,7 triệu ca tử vong trên khắp đất nước đến cuối tháng 4.

Trong khi đó, CDC Trung Quốc chỉ báo cáo có 5 trường hợp tử vong do COVID mới vào ngày 3 tháng 1, các số liệu của các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc đã bị công chúng bác bỏ, tẩy chay.

Về mặt chính trị, Tập cận Bình đã cho thấy quyền lực của ông vẫn không thể bị thách thức ngay cả sau khi chính phủ của ông ta đang tiếp tục đấu tranh với đại dịch Covid. sự phản ứng của giới trẻ và niềm tin của công chúng bị lung lay.

Đối với một số người, sai lầm của Tập Cận Bình không phải là không ngăn chặn tốt đại dịch hay không thể đạt được một cái kết có hậu mà là do ông đã không thoát khỏi chính sách một cách đúng đắn để mang lại hoạt động bình thường cho đất nước.

Khi thế giới bước vào năm thứ tư của đại dịch Covid, việc thiếu dữ liệu thời gian thực của Bắc Kinh cũng đang gây ra sự hoang mang ở các quốc gia khác trên thế giới.

Trung Quốc chỉ trích nhiều quốc gia đã đòi hỏi du khách Trung Quốc phải có xét nghiệm PCR âm tính là “không thể chấp nhận được“, trước khi đe dọa “các biện pháp đáp trả tương ứng“.

Sĩ diện của chính phủ Trung Quốc cũng khá cao khi họ thẳng thừng từ chối vaccine từ nước ngoài, khẳng định vaccine của Trung Quốc là an toàn và đủ dùng, không cần ai viện trợ.

Mặc dù hơn 90% trong số 1,4 tỷ dân của Trung Quốc đã được chích ít nhất một mũi vaccine, nhưng ước tính có khoảng 37 triệu người trên 60 tuổi vẫn chưa được chích mũi nào vì họ không muốn chích, sợ phản ứng phụ.

Tập Cận Bình đã dành một thập kỷ để hoàn thành một hệ thống kiểm duyệt và giám sát rộng rãi toàn bộ người dân trên khắp đất nước nhằm bóp nghẹt tự do ngôn luận và ngăn chặn bất kỳ dấu hiệu chống đối nào bên trong nhà nước độc đảng được bảo đảm an toàn cao. Nhưng với đại dịch Covid thì khác, đây là một kẻ thù rất mạnh, vô hình và hiện diện trên khắp đất nước khiến Tập cận Bình có hàng triệu người lính cũng không thể ngăn chặn hiệu quả.

Tập Cận Bình đang bước vào giai đoạn được đánh giá là rủi ro cao nhất trong nhiệm kỳ của ông ấy với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao. Điều mà một nhà độc tài sợ hãi nhất đó chính là sự hỗn loạn, là điều mà Tập cận Bình vừa mới nhận thấy, nó vẫn có thể tấn công bất cứ nhà độc tài chuyên quyền nào, và Tập cận Bình cũng không phải là ngoại lệ.

Tập cận Bình và đảng cộng sản của ông ấy chắc chắn sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để duy trì quyền lực, nhưng với sự hỗn loạn xảy ra bởi chống đối chính sách “Zéro-Covid” thì họ thực sự không có khả năng thay đổi điều đó.

Việt Linh 05.01.2023

1 COMMENT