Những điểm tương đồng thú vị giữa Joe Biden và Lyndon Johnson

0
3954

Để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày mất của cố Tổng thống Lyndon Bain Johnson, ông qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 1973, chỉ 4 năm sau khi rời Phòng Bầu dục và là một trong những nhiệm kỳ tổng thống đầy biến động nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Nhìn lại lịch sử mới thấy giữa hai vị Tổng thống thứ 36 và 46 mới thấy có nhiều điểm thật thú vị mà tôi muốn gởi đến quý vị thính giả trong bài bình luận hôm nay.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Giống như ông Biden, ông Johnson đã phục vụ nhiều năm tại Thượng viện Hoa Kỳ, là phó tổng thống cho một người đàn ông trẻ tuổi hơn, dó là John Fitzgerald Kennedy, một người có sức lôi cuốn, thu hút công chúng giống như Barack Obama và việc ông Johnson lên làm tổng thống cũng không được nhiều người kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều thành công, ông Biden ở thời gian đầu cũng vậy.

Thời gian nắm quyền của Johnson phần lớn bị chi phối bởi chiến tranh ở Việt Nam, nhưng ông cũng thúc đẩy chính sách xã hội lớn dưới hình thức Xã hội Vĩ đại và giám sát việc thông qua Đạo luật Quyền Bầu cử năm 1965 và Đạo luật Quyền Công dân năm 1964 và 1968.

Có rất nhiều điểm tương đồng thú vị đến mức cứ tưỏng hai người đàn ông được sinh ra là để làm việc cùng nhau, hai người đàn ông này đã trở thành tổng thống sau thời gian phục vụ rất lâu trong Quốc hội, danh tiếng của họ với tư cách là những nhà lãnh đạo ưa chuộng sự hợp tác lưỡng đảng và chủ nghĩa thực dụng.

Tôi nghĩ rằng cả hai người họ đều được coi là những người chỉ muốn tập trung để giải quyết những vấn đề cơ bản nhưng không có định hướng tư tưởng mạnh mẽ.

Cà hai ông Lyndon Bain Johnson và Joe Biden trong chức vụ Phó Tổng thống đã bị lu mờ bởi những người Tổng thống hấp dẫn và thu hút công chúng như Kennedy và Obama, cả hai đều trẻ tuổi hơn người phó của họ.

Ông Johnson được bầu làm phó tổng thống với tư cách là người bạn tranh cử của Tổng thống John F. Kennedy vào năm 1960, ông đã trở thành tổng thống sau vụ Kennedy bị ám sát vào tháng 11 năm 1963. Ông Biden đã phục vụ 8 năm dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Một trong những điểm tương đồng thú vị nhất là cả hai người đều trở thành phó tổng thống nhưng với kinh nghiệm được cho là nhiều hơn gấp nhiều lần so với người giữ chức vụ Tổng thống.

Và tôi nghĩ rằng cả hai người họ đều được chọn vì lý do chính trị nhưng đó cũng chính là sự hấp dẫn của một người có sự nghiệp chính trị lâu dài có khả năng giúp ứng cử viên tổng thống chống lại bất kỳ lo ngại nào về việc thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu hiểu biết về chính trị.

So sánh về mức khó khăn của hai người đàn ông thì ông Biden rõ ràng đã phải đối mặt với một bối cảnh chính trị với rất nhiều thách thức, khó khăn kể từ khi ông ấy nhậm chức với ít khả năng ban hành được nhiều dự luật so với LBJ đã có.

Nói một cách thẳng thắn, thì trong hoàn cảnh và cương vị của ông Lyndon Bain Johnson, tình hình chính trị được xem là tồi tệ nhưng đối với ông Biden, thì đó là những gì tồi tệ nhất trong những điều tồi tệ đều xuất hiện trong nhiệm kỳ của ông hầu như đồng loạt và kéo dài, từ đại dịch chết chóc, xã hội chia rẽ, chính trường phân cực, bị người tiền nhiệm chống phá và đả kích dưới nhiều hình thức khác nhau.

Mặc dù cả Johnson và Biden đều có cùng chủ trương làm việc và hợp tác lưỡng đảng, nhưng bản chất của việc xây dựng một liên minh đảng phái ở Washington đã dần thay đổi kể từ những năm 1960. Và đến ngày nay, sẽ là ngây thơ nếu có bất cứ nhà chính trị nào còn dám nghĩ đến chuyện hợp tác lưỡng đảng có thể xảy ra trong thời đại này.

Về cơ bản dựa trên những người miền Nam da trắng và công nhân công nghiệp trong những đô thị đông người phía bắc, đây là sự kết hợp chiến thắng cho Franklin Roosevelt và tiếp tục được xem là thành công đối với Đảng Dân chủ trong những năm 40, 50 và 60.

Có thể nói rằng Lyndon Bain Johnson là tổng thống cuối cùng của kỷ nguyên chính trị thành công của đảng Dân Chủ trong lịch sử nước Mỹ.

Thực tế chính trị trong thời đại của Joe Biden rất khác với thực tế chính trị trong thời đại của Lyndon Bain Johnson, hai người đàn ông này thực sự là hiện thân của các phiên bản Đảng Dân chủ của hai thế kỷ 20 và 21.

Vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Johnson tuyên bố rằng ông sẽ không tìm kiếm sự đề cử của đảng Dân chủ cho chức tổng thống năm đó, mặc dù trên thực tế là ông đủ điều kiện để phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa.

Ông Johnson là tổng thống đủ tư cách cuối cùng không muốn tái tranh cử. Đối với Tổng thống Biden, quyết định không tái tranh cử sẽ mang tính lịch sử khi những đồn đoán xoay quanh tương lai của ông qua những vụ bê bối mới đây nhất.

Mặc dù Tổng thống Biden đã nói rằng ông có ý định tái tranh cử nhưng ông vẫn chưa chính thức tuyên bố chiến dịch tranh cử.

Với ông Johnson thì thật không may cho ông ta, bốn ngày sau vụ ám sát Martin Luther King vào ngày 31 tháng 3, danh tiếng của LBJ đã thực sự sụp đổ, hàng loạt bạo lực đô thị xảy ra khắp nơi, quốc tang và hỗn loạn chính trị. Vì vậy, năm 1968 lợi thế chính trị của ông Johnson hầu như không còn. Và trong thời điểm đó, đa số công chúng Mỹ có cùng một nhận định cho rằng lời thừa nhận can đảm khi thấy rằng hoàn cảnh đã thay đổi và điều đúng đắn cần làm là nhường lại chức vụ tổng thống cho một người khác.

Lyndon B. Johnson qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 1973 sau một cơn đau tim khi ông ấy chỉ mới 64 tuổi.

Lời kết:

Ngày xưa, quyết định đúng đắn, thức thời của Lyndon Bain Johnson đã được chấp thuận và không hề bị xem là sự thất bại thì ngày nay cũng thế, nếu ông Biden chọn bước sang một bên, thì quyết định không tìm kiếm một nhiệm kỳ khác sẽ không thể được coi là thất bại.

Nhưng với trường hợp của ông Biden thì khác hơn một chút, đó là nếu ông có đủ nghị lực đưa ra thông báo không đi tiếp, thì đây còn được xem là một hành động rất anh hùng và sẽ được những cử tri Dân Chủ, cử tri độc lập khen ngợi, ủng hộ ông đã thức thời, đưa ra một quyết định đầy quả cảm, khi biết nghĩ đến sức khỏe của quốc gia và vận mệnh của nền dân chủ nước nhà.

Việt Linh 25.01.2023