Monday, March 18, 2024

NHỮNG CƠ HỘI CỦA TT BIDEN TRƯỚC BÃO TÁP CHÍNH TRỊ

Cali Today News – Vào mùa hè năm 1979, với lạm phát tăng ở mức hai con số và cuộc khủng hoảng năng lượng đang hoành hành, Tổng thống Jimmy Carter lúc bấy giờ đã mời các nhà lãnh đạo từ mọi tầng lớp xã hội đến gặp ông tại Trại David. Vào ngày 15 tháng 7, ông đã nói chuyện với cả nước từ Phòng Bầu dục.

Carter thông báo đến toàn dân Mỹ bằng những lời lẽ động vào trái tim của hầu hết người Mỹ khi nói rằng: “Nước Mỹ đang bị khủng hoảng niềm tinĐó là một cuộc khủng hoảng đánh vào trái tim, linh hồn và tinh thần của ý chí quốc gia của chúng ta. Chúng ta có thể thấy cuộc khủng hoảng này trong sự nghi ngờ ngày càng tăng về ý nghĩa cuộc sống của chính chúng ta và mất đi mục đích thống nhất cho quốc gia của chúng ta. Niềm tin của chúng ta vào tương lai đang bị xói mòn và đe dọa phá hủy cấu trúc xã hội và chính trị của nước Mỹ.”

President Joe Biden speaks during a news conference with Japanese Prime Minister Fumio Kishida at Akasaka Palace, Monday, May 23, 2022, in Tokyo. (AP Photo/Evan Vucci)

Hôm thứ Năm vừa qua, Tổng thống Joe Biden cũng có một cuộc phỏng vấn mà những câu nói của ông cũng đánh động đến trái tim của hàng triệu triệu người Mỹ khi lắng nghe ông, cũng giống như thông báo của cựu Tổng thống Jimmy Carter, TT Biden đã nói rằng: “Những người Mỹ chúng ta đang thực sự xuống tinh thần vì nhiều thứ. Nhu cầu về sức khỏe tâm thần ở Mỹ đã tăng vọt bởi vì mọi người đã nhìn thấy mọi thứ trông có vẻ tiêu cực, buồn bã. Mọi người mất việc làm. Chiến tranh tương tàn, lạm phát, giá cả tăng cao, xã hội bị chia rẽ, chính trị bị phân cực nặng nề.”

Không chỉ có trường hợp của TT Biden, khi so sánh những thời khắc quan trọng của đất nước trong nhiệm kỳ của ông với những vị Tổng thống trước đây của nước Mỹ, mà cả Donald Trump, TT thứ 45 cũng không phải là ngoại lệ, đó là dịp kỷ niệm 50 năm vụ bê bối Watergate của cố TT Richard Nixon trùng với thời điểm diễn ra các cuộc điều trần của Ủy ban điều tra ngày 6 tháng 1, tạo ra tiếng vang nhiều hơn, nhưng là những âm vang của sự xấu hổ, ô nhục của một TT một nhiệm kỳ, Donald Trump.

Quay trở về lịch sử, cách đây 43 năm, bài phát biểu của cựu TT Jimmy Carter được coi là bài phát biểu “bất ổn“, mặc dù ông không bao giờ sử dụng thuật ngữ đó trong những lời phát biểu.

Công chúng Mỹ đã không có phản ứng tốt với bài phát biểu của cựu TT Jimmy Carter, cuối cùng, lạm phát và cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến TT Jimmy Carter trở thành tổng thống một nhiệm kỳ.

Riêng đối với TT Biden, ban tham mưu trong TBO không đề cập đến lạm phát, tỷ lệ chấp nhận, hay chính trị phân cực, hay thậm chí cuộc chiến Nga-Ukraine nhưng họ chỉ có một mối bận tâm duy nhất về việc liệu TT Biden có quá già để tranh cử nhiệm kỳ thứ hai hay không. Ông sẽ 82 tuổi vào lần nhậm chức thứ hai, nếu được tái đắc cử.

Nhưng xét về thực tế hiện nay, với xếp hạng chấp thuận thấp của TT Biden và một loạt các vấn đề từ lạm phát đến bạo lực súng đạn đang hoành hành khắp đất nước, các đảng viên Dân chủ ngày càng lo lắng về khả năng Tổng thống có thể giành đượchiến thắng lần thứ hai.

Tuy nhiên, còn quá sớm để các đảng viên Dân chủ xem xét nghiêm túc các lựa chọn khác thay thế. Trên thực tế, không nên để những cuộc tranh luận kiểu này diễn ra vì chúng chỉ làm suy yếu vị thế của TT Biden, làm suy giảm vốn liếng chính trị của ông ở Washington và khiến ông khó hoạt động như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ trong những năm tới.

Nhưng không ai có thể bác bỏ được giả thuyết cho rằng chính những vấn đề trầm trọng đang diễn ra tại Mỹ như lạm phát đạt mức cao nhất mới trong 40 năm , hàng hóa thiếu thốn, giá cả tăng cao, giá xăng tăng lần đầu tiên vượt quá 5 USD / gallon và đại dịch vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn lại là những điều kiện hoàn hảo cho sự trở lại của Donald Trump.

Các đảng viên Dân chủ biết điều đó và lo ngại, dù vậy vẫn có những biến chuyển tích cực khiến các đảng viên Dân Chủ an tâm và tự tin hơn rằng TT Biden sẽ đủ sức để đưa con thuyền quốc gia vượt qua bão táp với một số vấn đề quan trọng như:

1)    Vấn đề các phiên điều trần vụ bạo loạn ngày 6.1:

Đảng Cộng hòa đang phải đối mặt với một thách thức lớn của riêng họ. Việc bắt đầu các phiên điều trần của Quốc hội về vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 đã đưa ra một cảnh báo nguy hiểm mà GOP phải đối mặt trước khi có thể kêu gọi sự ủng hộ từ cử tri.

Nói một cách đơn giản, qua các phiên điều trần của Quốc Hội, bất kỳ nhà lập pháp nào không lên án vụ bạo loạn, không chối bỏ những lời nói dối và gạt bỏ thuyết âm mưu gian lận bầu cử, vẫn còn chạy theo vuốt đuôi, nịnh bợ Trump thì họ sẽ không đủ tư cách để nắm giữ chức vụ dân cử hay tiếp tục ra tái tranh cửNhận định này cũng áp dụng cho bất kỳ nhân vật nào đang nhăm nhe ra tranh cử chiếc ghế đại diện cho đảng Cộng Hòa để tranh cử TT năm 2024.

Các phiên điều trần vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 trùng với dịp kỷ niệm 50 năm vụ đột nhập trụ sở của Đảng Dân chủ đã tạo ra vụ bê bối Watergate của TT đảng Cộng Hòa, Richard Nixon.

John Dean, cựu Cố vấn TBO nói rằng: “Tôi không nghĩ rằng, người Mỹ quyết tâm truy cứu trách nhiệm, làm rõ trắng đen vụ Watergate mà có thể phớt lờ những gì đã xảy ra với vụ Trumpgate ngày nay. Tác hại xấu của hai vụ bê bối này không giống nhau, chúng khác nhau một trời một vực”.

2)    Vấn đề dự luật kiểm soát súng đang thảo luận của lưỡng đảng:

Liệu có một tia hy vọng nào về hành động bảo vệ an toàn súng đạn sau nhiều thập niên đầy thất vọng hay khôngKhi 20 thượng nghị sĩ – 10 thượng nghị sĩ của mỗi đảng – tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận về khuôn khổ luật pháp để ngăn chặn bạo lực súng đạn sau làn sóng xả súng hàng loạt ở New York và Texasnhưng số phận của dự luật vẫn chưa rõ ràng khi các cuộc đàm phán về các chi tiết vẫn đang tiếp tục.

Nhưng nếu nó thành hiện thực, thì dự luật này sẽ là luật phòng chống bạo lực súng đạn đầu tiên trong gần 30 năm.

Trong thời đại mà sự hợp tác của lưỡng đảng rất hiếm trên Đồi Capitol, thỏa thuận giữa hai bên lần này với dự luật súng là một vấn đề rất lớn. Nhưng tầm quan trọng hơn cả của dự luật này vượt ra ngoài chính trị và chính sách.

3)    Cuộc chiến Nga-Ukraine:

Trên chiến trường, Nga dường như đang đạt được tiến bộ từng bước trong chiến dịch chiếm lĩnh miền đông Ukraine. Trong cùng thời điểm, các cử tri ở châu Âu và Mỹ, đối mặt với chi phí năng lượng tăng cao và lạm phát rộng hơn do các lệnh trừng phạt chống lại Nga, có thể mất hứng thú với một cuộc chiến kéo dài.

Tuy nhiên với một số ý kiến mới đây của các chuyên gia quân sự trong khối NATO, họ đưa ra một giải pháp mới, đó là hợp lực viện trợ mạnh nhất và dồi dào nhất có thể cho Ukraine để đấu với quân Nga, chỉ có cách này mới mau giải quyết được cuộc chiến. Nếu chỉ viện trợ cầm chừng, nhỏ giọt, sẽ không thể có kết quả.

Nếu Mỹ và đồng minh viện trợ ào ạt cho Ukraine, nếu cuộc chiến sớm được chấm dứt, sẽ giúp lạm phát tự động đi xuống, hàng hóa, lương thực sẽ được thông thương, giá xăng thấp xuống, giải tỏa áp lực lên người dân Mỹ và tỷ lệ chấp thuận sẽ tự động tăng lên. Mỹ và NATO cần làm nhiều hơn những gì họ đang làm hiện nay nếu muốn sớm thấy cuộc chiến Nga-Ukraine đi đến hồi kết.

Việt Linh 06/23/2022

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img