Thursday, March 28, 2024

Màu Da ở Mỹ Hệ Lụy Chính Trường  

Kể từ thế kỷ 16 đến 19, người da đen từ Phi Châu đến Mỹ Châu khoảng 10 đến 12 triệu người. Chế độ buôn bán nô lệ da đen, do các nhà buôn chuyên chở các hàng hóa đến các thuộc địa để tiêu thụ, rồi chiêu dụ người da đen đưa qua Mỹ Châu bán làm nô lệ tại các nông trại do các ông bà da trắng làm chủ. Khi ấy, người Mỹ da trắng được cho là thượng đẳng là chủng tộc ưu tiên hơn tất cả mọi chủng tộc khác. Bấy giờ, người da trắng thống trị trên các bình diện xã hội, chính trị, kinh tế.
    Cho tới thế kỷ 17 thì Tổng thống Abraham Lincoln là Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Vào năm 1861, Tổng thống Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười Ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ. Tổng thống Lincoln có câu nói rất sâu sắc, đầy tình người: “Tôi luôn luôn nhận thấy rằng một tấm lòng thương xót kết quả nhiều hơn một nền công lý nghiêm ngặt.”      
    Đến năm 1870, tu chính án 15 trao quyền đầu phiếu cho người da đen phái nam và đến năm 1920 qua điều tu chính 19 trên nguyên tắc cho người nữ da đen được quyền đầu phiếu. Tuy nhiên trên thực tế thì mãi đến năm 1965, với sắc luật Quyền Bầu Cử (Voting Rights Act) thì phụ nữ da đen mới thực sự được quyền này.
     I- Người da đen ở nước Mỹ: Theo Cơ quan điều tra dân số Hoa Kỳ, năm 2005 có 39,9 triệu người Mỹ gốc Phi Châu sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm 13,8% dân số toàn quốc. Theo thống kê năm 2000, có 54,8% người Mỹ gốc Phi Châu sinh sống ở miền Nam, 17,6% sống ở vùng Đông Bắc và 18,7% ở Trung Tây, người da đen cư trú tại các tiểu bang miền Tây chỉ có 8,9%. Dân da đen ở thành phố New York đông đảo nhất, trên 2 triệu người. Các thành phố có dân số da đen từ 100.000 trở lên: Gary, Indiana có tỉ lệ dân da đen rất đông; Detroit, Michigan; Atlanta, Georgia; Philadelphia và Washington, D.C. 
     II- Vụ án George Floyd tại thành phố Minneapolis: Tại thành phố Minneapolis của tiểu bang Minnesota, vào ngày 25-5-2020, anh da đen gốc châu Phi là George Floyd khi mua bánh, trả tiền bằng tờ bạc 20 đô, chủ tiệm xem kỹ là tiền giả, nên gọi cảnh sát. Khi cảnh sát đến còng tay Floyd dẫn ra xe, đẩy Floyd vô xe nhưng Floyd không chịu vào xe, Derek Chauvin một sĩ quan cảnh sát da trắng, dùng đầu gối đè lên trên gáy của George Floyd hơn 8 phút thì Floyd kêu gào “Tôi không thở được” (I can’t breathe), nhưng cảnh sát vẫn không lấy chân ra, cho đến khi Floyd không thể cựa quậy được nữa. Vụ án bắt giữ George Floyd, ngoài Derek Chauvin, còn có 3 sĩ quan cảnh sát khác: J. Alexander Kueng, Tou Thao và Thomas K. Lane. Vụ án này, đã gây rúng động người dân cả nước Mỹ và Thế giới.
     Bốn sĩ quan cảnh sát này đều bị sa thải vào ngày hôm sau. Đến ngày 29-5-2020, Chauvin bị bắt và bị buộc tội giết người cấp độ ba (third degree murder) và ngộ sát cấp độ hai (Second degree murder). Cơ Quan Cảnh Sát ở tiểu bang Minnesota và Cơ quan FBI đang tiến hành điều tra vụ án. Tìm hiểu về lý lịch George Floyd, được biết anh đã từng oa trữ ma túy và xâm nhập gia cư bất hợp pháp.
     Hoa Kỳ là một đất nước “Thượng tôn pháp luật” nghĩa là mọi người đều phải tuân theo luật pháp, kể cả người lãnh đạo, thế nên Hoa Kỳ thực thi luật pháp luôn nghiêm minh. Thế nên, sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin đã quá nặng tay với anh George Floyd khi dùng tiền giả là đáng trách. Vào ngày 8-6-2020, thứ Hai, Thẩm phán quận Hennepin Denise Reilly đã ấn định tiền thế chân tại ngoại cho Derek Chauvin là 1 triệu đô la. Ba sĩ quan khác là: Thomas Lane, J. Alexander Kueng và Tou Thao, tòa đã buộc tội hỗ trợ và tiếp tay vụ gây chết anh George Floyd với tiền thế chân tại ngoại $ 750.000.
     III- Hệ lụy sau cái chết của anh George Floyd: Sau cái chết của anh George Floyd vào ngày 25-5-2020, người dân Mỹ đã xuống đường bày tỏ sự bất bình một người da đen bị một cảnh sát da trắng ghì đầu gối lên gáy cho đến nghẹt thở. Các cuộc biểu tình đòi hỏi “Quý trọng sinh mạng người da đen” (Black Lives Matter). Chúng ta hoan hô các cuộc biểu tình ôn hòa nhằm ủng hộ quyền lợi của người da màu. Thế nhưng, một số đông người đã lợi dụng cuộc biểu tình biến thành những cuộc bạo động, đốt phá, cướp giựt hôi của, đã gây ảnh hưởng nguy hại trầm trọng tới tình hình an ninh nhiều nơi ở nước Mỹ.
     Nghĩ thế nào, tại thành phố Chicago, cảnh sát luôn tận tụy ổn định tình hình an ninh, đã gây ra dân da đen bắn chết cảnh sát hoặc cảnh sát bắt chết người da đen hằng tháng, sao không gọi là “Black lives matter”?  Người thiếu suy nghĩ chín chắn, chỉ biết lo bị cảnh sát lạm quyền mà không hề lo bị tội phạm lạm dụng vũ khí và các chất kích thích gay ra bất ổn. Giả sử không có cảnh sát ổn định tình hình an ninh thì nguy cơ bị chết dưới tay những kẻ vô chính phủ như mafia, antifa… rất khủng khiếp?!
Inline image
     Lắm người không hề biết rằng các băng nhóm tội phạm đủ màu da trên khắp nước Mỹ chỉ đợi cơ hội cảnh sát sai sót để lấy cớ đi biểu tình, lợi dụng từ đấy tạo ra bạo lực, cướp bóc để thỏa mãn bản tính tham lam, bất lương.
     Theo hãng tin ABC News, cuộc bạo động gây cho cảnh sát trưởng thị trấn Moline Acres ở tiểu bang Missouri là David Dorn bị tử thương. David Dorn bị trúng đạn đã phát hiện khoảng 2h30 sáng 2-6-2020, theo giờ địa phương tại vỉa hè phía trước một tiệm cầm đồ ở thành phố St. Louis, nơi bị những người biểu tình đập phá, cướp bóc. Riêng tôi đã già, mắt vẫn còn nhìn thấy cảnh sát trưởng David Dorn là người da đen, bị kẻ bất lương giết chết tức tưởi, sao không “Black Lives Matter”? (Link: https://www.datviet.com/canh-sat-truong-bi-ban-chet-trong-cuoc-bieu-tinh-bao-loan-o-my/) 
Inline image

     Thế mà, cựu Phó tổng thống Joe Biden là người đại diện đảng Dân chủ ra tranh ghế Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, vào ngày 22-5-2020, đã vô tình hay cố ý phát biểu: “Không bầu cho tôi thì anh không phải da đen” (If You Don’t Vote for Me, “You Ain’t Black”) Phải chăng Joe Biden đã cầu xin cử tri da màu ủng hộ ông ta?
      Ông Joe Biden còn quỳ gối trước cái chết của anh George Floyd là một phạm nhân, sự qùy gối này với mục đích gì?

    Inline image

     IV- Từ vụ án George Floyd nhìn về người da vàng: Khi cuộc biểu tình trở thành những cuộc bạo động, đốt phá, cướp giựt hôi của thì có một số người Việt đã hùa vào đấy để hôi của! Sở Cảnh Sát Los Angeles LAPD đã bắt đầu truy nã 14 người Việt về các tội liên quan đến cướp bóc vào Thứ Sáu và Thứ Bảy tuần qua (link: bacaytruc.com/index.php/7149-fbi-truy-na-kh-n-c-p-14-ng-i-vi-t-hoi-c-a-th-ng-2000-usd-cho-mo-i-video-to-gia-c-b-o-lo-n-c-p-pha-tac-gi-nguy-n-hoa-ng-th-anh).
     Một tên trộm tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois đã bị bắn trúng lưng nhưng không chết, vì “lỡ dại” đập phá đồ đạc của chủ tiệm King Nail & Spa, đấy là cô Kaity Vo là du học sinh Việt Nam ở Mỹ, cô đã được đưa vào bệnh viện để cấp cứu và để điều tra (Link: https://mail.yahoo.com/d/folders/1/messages/AGDCJ4F6h2D5XtsGBwCQiArxXzY). 

     Dẫu có lắm kẻ gây nhiều nhương nhưng cũng có người có thiện âm như anh Antonio Gwynn đã xem các cuộc biểu tình trong cộng đồng của mình diễn ra trên Facebook Live. Khi anh ta thấy một số cuộc biểu tình đã phá hoại, anh tự nguyện đến dọn dẹp. Gwynn bắt đầu công việc từ 2h sáng 1-6-2020 và không nghỉ tay, làm việc suốt gần 10 tiếng. Đến sáng, dân địa phương đến hiện trường, phát hiện Gwynn đã dọn gần xong cả tuyến phố.
     Tin đồn về nghĩa cử của Gwynn nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Matt Block, 27 tuổi, quyết định tặng cậu thanh niên chiếc Mustang màu đỏ của mình. Còn Bob Briceland, một doanh nhân địa phương, thông báo tặng Gwynn toàn bộ chi phí bảo hiểm xe trong 1 năm. (Link: 
 
     Thế nên: “Thiện ác hữu báo” đáng cho chúng ta nghiền ngẫm vậy.
 
USA, ngày 9-6-2020
Nguyễn Lộc Yên 
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img