- Tòa bác kháng cáo của ông Trump về hồ sơ vụ bạo loạn Điện Capitol
- KẾ HOẠCH MA QUỶ CỦA GOP ĐƯA TRUMP LÊN GHẾ CHỦ TỊCH HẠ VIỆN TRONG NĂM 2022 VỚI ÂM MƯU GÌ?
- Lindsey Graham “đã kích mạnh mẽ” Mitch McConnell về thỏa thuận trần nợ
- Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập cảng hàng từ Tân Cương, Trung Quốc
- New Zealand cấm bán thuốc lá cho thế hệ tương lai
- ĐẢNG DÂN CHỦ ĐANG THUA CUỘC CHIẾN VĂN HÓA
- Mark Meadows kiện ủy ban ngày 6 tháng 1 sau khi ban hội thẩm tuyên bố khinh thường thủ tục tố tụng
- KẺ TRỢ THỦ ĐẮC LỰC CỦA TRUMP ĐỂ LẬT ĐỔ NỀN DÂN CHỦ MỸ LÀ AI?
- Thượng nghị sĩ Ron Johnson nói sai rằng nước súc miệng ‘đã được chứng minh là có thể tiêu diệt Coronavirus’
- HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CỦA BIDEN SẼ KHÔNG CỨU ĐƯỢC NỀN DÂN CHỦ

Tòa bác kháng cáo của ông Trump về hồ sơ vụ bạo loạn Điện Capitol
Một tòa án liên bang Mỹ hôm qua, 9/12 trong phán quyết dài 68 trang, tòa phúc thẩm ở Washington ngày 9/12 bác bỏ các lập luận khác nhau của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm ngăn công khai tài liệu liên quan tới vụ bạo loạn Điện Capitol.
Thẩm phán Patricia Millett cho biết Quốc hội Mỹ có đặc quyền để điều tra rõ những gì xảy ra vào ngày 6/1. Thẩm phán cũng cho rằng Tổng thống Joe Biden có quyết định hợp lý khi yêu cầu công khai tài liệu vì lợi ích cộng đồng.
Bà nhận thấy ông Trump không thể chứng minh hậu quả khi tài liệu được công khai rộng rãi và cho biết thêm rằng: “Cả hai nhánh lập pháp và hành pháp Mỹ đều nhất trí về tầm quan trọng của các tài liệu này. Chúng có liên quan trực tiếp đến cuộc điều tra của ủy ban điều tra do Hạ viện thành lập về vụ tấn công vào nhánh lập pháp và vai trò hiến định trong việc chuyển giao quyền lực hòa bình”.
Tòa phúc thẩm phán quyết rằng, lệnh cấm Cơ quan Lưu trữ Quốc gia giao ra các tài liệu sẽ hết hạn sau hai tuần, hoặc khi Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết về kháng cáo từ ông Trump, nếu có.
……………………………………..
KẾ HOẠCH MA QUỶ CỦA GOP ĐƯA TRUMP LÊN GHẾ CHỦ TỊCH HẠ VIỆN TRONG NĂM 2022 VỚI ÂM MƯU GÌ?
Cali Today News – Dân biểu Cộng Hòa Matt Gaetz (R-FL) cảnh báo rằng đảng Cộng hòa có thể đưa Donald Trump lên làm Chủ tịch Hạ viện nếu họ giành lại đa số trong cuộc bầu cử năm tới, như vậy có phải chúng ta nên nói đến vấn đề này một cách nghiêm túc không quý vị?
Những đảng viên Cộng Hòa bây giờ không còn thảo luận đến chuyện bầu cử, số ghế, mà họ chỉ tập trung vào việc chia sẻ quyền lực mà thôi, ai sẽ nắm chức vụ nào, ủy ban nào, và kẻ đang bị nhức đầu nhất là Kevin McCarthy, người đã ôm ấp từ khá lâu mộng tưởng được cầm cây búa quyền lực trong tay khi đảng Cộng Hòa lấy lại được quyền lực năm 2022, nhưng điều đáng báo động với sự nguy hiểm càng tăng cao hơn nữa nếu Donald Trump ngồi vào ghế kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ.
Nếu sự việc này thực sự xảy ra, sẽ là một lý do rất đáng lo ngại là Trump sẽ sử dụng quyền lực to lớn đối với quy trình lập pháp, đảo lộn các tiến trình về luật tại Hạ Viện. Nhiệm kỳ tổng thống trước đây của Trump đã cho người dân Mỹ thấy đây là người tham lam quyền lực đến mức độ như thế nào, Trump chắc chắn sẽ không sử dụng quyền lực đó vì lợi ích công cộng. Hiện nay, dù đang là một người có ảnh hưởng lên đảng Cộng Hòa, Trump đã xúi giục đóng cửa kéo dài hoặc thậm chí hãy để xảy ra một vụ vỡ nợ quốc gia vì Trump nghĩ rằng nó sẽ giúp ích cho ông ta và làm tổn thương Tổng thống Joe Biden.
Tuy nhiên, mối quan tâm cấp bách nhất là người chủ tịch Hạ Viện hiện có quyền quyết định hiệu quả kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, trong đó Trump được nhiều người dự đoán sẽ là một ứng cử viên của đảng Cộng Hòa.
Quý vị có thể hình dung ra một viễn cảnh, sự việc sẽ như thế nào nếu sau cuộc bầu cử năm 2024, nếu TT Biden đánh bại Trump để tái đắc cử thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu một chủ tịch Hạ Viện, tuyên bố một lần nữa rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp khỏi ông ta, chỉ đơn giản là từ chối triệu tập phiên họp xác nhận phiếu đại cử tri đoàn? Chỉ đơn giản như vậy thôi, không có cơ chế nào khác để kiểm phiếu của Cử tri đoàn, và nếu không có số phiếu của cử tri đoàn, thì Phó TT đương nhiệm sẽ không thể xác nhận, và các phần còn lại của quy trình sẽ bị phá vỡ.
Các điều khoản quyền lực hiện tại của Joe Biden và Kamala Harris sẽ hết hạn vào trưa ngày 20 tháng 1 năm 2025. Theo Tu chính án thứ hai mươi, nếu Hạ viện từ chối kiểm phiếu đại cử tri đoàn hoặc cho đến khi cuộc bầu cử tiếp theo được tổ chức vào năm 2028 thì theo Đạo luật Kế vị Tổng thống năm 1947, quyền kiểm soát cơ quan hành pháp sau đó sẽ được chuyển giao cho Chủ tịch Hạ Viện một cách hợp pháp, đó là ai, là Donald Trump.
Đảng Cộng Hòa đang có nhiều cơ hội trước mắt, chưa cần phải ra tranh cử TT chi cho mệt, chỉ cần chiếm được thế đa số của cả hai viện Quốc Hội, leo lên ghế Chủ tịch Hạ viện, làm tròng tréo các cuộc họp, các dự luật để trong 2 năm còn lại của TT Biden sẽ chẳng thông qua được bất cứ sự bổ nhiệm quan trọng nào, không ký được dự luật quan trọng nào nữa, ngồi chơi xơi nước chờ đến năm 2024, rồi dù Trump có thua cử, cũng không sao, như tôi vừa nói cách thức mà Trump và đảng Cộng Hòa sẽ làm, Trump vẫn có thể hợp pháp ngồi vào ghế TT của nước Mỹ, để tiếp tục phá tanh bành nước Mỹ, người Mỹ có nhận ra kịch bản đáng sợ này chưa?
Việt Linh
……………………………………..
Lindsey Graham ‘đánh giá cao’ Mitch McConnell về thỏa thuận trần nợ
Trong cuộc họp kín của GOP tại Thượng viện, Mitch McConnell và các lãnh đạo cao cấp khác đã cùng nhau mở rộng trần nợ với một vấn đề để ngăn chặn việc cắt giảm Medicare và điều đó được cho là đã dẫn đến đủ hỗ trợ của GOP để ngăn chặn một vụ vỡ nợ thảm khốc.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell sẽ chọn ra 10 thành viên Đảng Cộng hòa mà ông ấy cần để giúp chấm dứt cuộc tranh luận về dự luật quy trình giới hạn nợ này. Đảng Dân chủ sẽ cung cấp phần còn lại của số phiếu cần thiết. Đây là danh sách 10 thượng nghị sĩ GOP trong hồ sơ sẽ bỏ phiếu: Mitch McConnell của Kentucky, John Thune ở South Dakota; John Cornyn ở Texas; Roger Wicker ở Mississippi; Shelley Moore Capito ở West Virginia; Roy Blunt của Missouri ; Susan Collins ở Maine; Rob Portman ở Ohio; Thom Tillis và Richard Burr ở North Carolina.
Trước đó, Donald Trump, người đã thúc giục đảng Cộng hòa hay can đảm và bỏ mặc cho việc vỡ nợ xảy ra để chặn các đề xuất chính sách không liên quan do Tổng thống Joe Biden ủng hộ.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (R-SC), một đồng minh thân cận của Trump, được cho là đã đả kích Mitch McConnell vì đã có những hành động tiếp tay với đảng Dân Chủ để ngăn chặn sự sụp đổ của nền kinh tế.
……………………………………..
Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập cảng hàng từ Tân Cương, Trung Quốc
Hạ Viện Mỹ hôm Thứ Tư, 08.12 đã thông qua một dự luật cấm nhập cảng sản phẩm từ vùng Tân Cương của Trung Quốc nhằm bày tỏ lo ngại về nạn cưỡng bức lao động ở vùng này.
Đây là một trong ba dự luật được đa số dân biểu Mỹ ủng hộ giữa lúc Washington tiếp tục phản đối cách Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ thiểu số theo đạo Hồi.
Dự luật có tên chính thức là “Đạo Luật Ngăn Chặn Cưỡng Bức Lao Động Người Duy Ngô Nhĩ,” được Hạ Viện thông qua bằng tỷ số phiếu áp đảo 428/1. Để trở thành luật, dự luật này còn phải được Thượng Viện thông qua và được Tổng Thống Joe Biden ký.
Với dự luật này, Hoa Kỳ xem toàn bộ sản phẩm từ vùng Tân Cương là được sản xuất bằng cưỡng bức lao động.
Từ lâu, chính phủ Trung Quốc lập hệ thống trại giam người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm người khác theo Đạo Hồi ở vùng này.
Bắc Kinh phủ nhận ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng như nhiều tổ chức nhân quyền vẫn cáo buộc Trung Quốc đang tiến hành diệt chủng ở đó.
Thời gian qua, phía Cộng Hòa cáo buộc chính quyền Tổng Thống Biden cũng như phía Dân Chủ ở Quốc Hội trì hoãn các dự luật vì sợ ảnh hưởng kế hoạch năng lượng tái tạo của TT Biden vì Tân Cương là nơi sản xuất phần lớn vật liệu dùng làm tấm pin năng lượng mặt trời cho thế giới.
Hôm Thứ Tư, Hạ Viện còn thông qua hai dự luật khác liên quan đến Trung Quốc và vấn đề nhân quyền bằng tỷ số phiếu áp đảo. Hạ Viện bỏ phiếu 428/0 đối với nghị quyết cho rằng Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) hợp tác với chính phủ Trung Quốc là vi phạm cam kết về nhân quyền của chính IOC.
Hạ Viện cũng bỏ phiếu 427/1 cho nghị quyết lên án Trung Quốc “đang diệt chủng và phạm tội ác chống nhân loại” đối với người Duy Ngô Nhĩ và người sắc tộc thiểu số và tôn giáo khác, đồng thời kêu gọi Liên Hiệp Quốc ra biện pháp trừng phạt.
……………………………………..
New Zealand cấm bán thuốc lá cho thế hệ tương lai
Một đề xuất của chính phủ sẽ cấm những người từ 14 tuổi trở xuống không được mua thuốc lá bắt đầu từ năm 2027, đây được xem là một trong những cuộc đàn áp thuốc lá gay gắt nhất thế giới.
Những người từ 14 tuổi trở xuống vào năm 2027 sẽ không bao giờ được phép mua thuốc lá ở quốc gia có 5 triệu dân ở Thái Bình Dương, một phần của đề xuất được công bố hôm thứ Năm cũng sẽ hạn chế số lượng các nhà bán lẻ được phép bán thuốc lá và cắt giảm mức nicotine trong tất cả các sản phẩm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Ayesha Verrall cho biết trong một tuyên bố rằng: “Chúng tôi muốn bảo đảm những người trẻ tuổi không bao giờ bắt đầu hút thuốc, vì vậy chúng tôi sẽ coi việc bán hoặc cung cấp các sản phẩm thuốc lá hút cho các nhóm thanh niên mới lớn là vi phạm“,
Chính phủ sẽ tham khảo ý kiến của một lực lượng đặc nhiệm về y tế của người Maori trong những tháng tới trước khi đưa luật vào Quốc hội vào tháng 6 năm sau, với mục đích biến nó thành luật vào cuối năm 2022.
Các hạn chế sau đó sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn bắt đầu từ năm 2024, bắt đầu bằng việc giảm mạnh số lượng đại lý bán thuốc lá trên toàn quốc, tiếp theo là yêu cầu giảm nicotine vào năm 2025 và sự ra đời của thế hệ “không có khói thuốc” bắt đầu từ năm 2027.
……………………………………..
ĐẢNG DÂN CHỦ ĐANG THUA CUỘC CHIẾN VĂN HÓA
Những người bất đồng chính kiến và không đồng ý với cách làm việc của các đảng viên Dân Chủ tại Quốc Hội cho rằng đảng Dân chủ có nguy cơ sẽ bị loại bỏ quyền lực lâu dài trừ khi họ có thể thu hút thêm nhiều cử tri bảo thủ về văn hóa, là những thành phần không có trình độ đại học đang dần rời xa đảng Dân Chủ. Không chỉ bao gồm người Mỹ da trắng mà còn bao gồm cả người Mỹ gốc Tây Ban Nha thuộc tầng lớp lao động và thậm chí một số người Mỹ da đen. Nhưng lập luận này vấp phải sự phản đối gay gắt từ các đảng viên Dân chủ khác tại Quốc Hội, những người tin rằng họ đang làm đúng cam kết của đảng Dân Chủ, đó là đem lại bình đẳng chủng tộc để giành lại các cử tri theo khuynh hướng cực hữu đã bị mất một cách không thể cứu vãn trước các thông điệp bảo thủ đầy sự lôi cuốn của Đảng Cộng hòa.
Hiện tại, những người bất đồng chính kiến đều phản đối với hầu hết mọi vấn đề kinh tế và văn hóa lớn, quan điểm cơ bản của Đảng Dân chủ ngày nay là trái với sự đồng thuận của họ trong những năm dưới thời Bill Clinton. Với tư cách là tổng thống, ông Biden đã không chấp nhận tất cả các quan điểm tự do tiên phong, nhưng ông cũng không công khai đối đầu và tách mình khỏi những phần tử cánh tả nhất trong đảng Dân Chủ,
Chỉ một số ít các quan chức được bầu – nổi bật nhất là Thị trưởng Thành phố New York sắp tới Eric Adams – dường như sẵn sàng thực hiện một cách tiếp cận đối đầu hơn đối với những người tự do văn hóa. Nhưng nếu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm tới diễn ra không tốt cho đảng Dân Chủ thì cuộc chiến về chính sách và chiến lược chính trị của đảng Dân Chủ xem như bị xếp xó, vì khoảng thời gian mà đảng Dân Chủ có thể tìm lại quyền lực nếu bị đánh bại vào năm 2022 sẽ là 10 hay 15 năm nữa.
William Galston và Elaine Kamarck, là hai nhà hoạt động Dân chủ đã đưa ra những lý do phổ biến cho sự suy tàn của đảng Dân Chủ, đó là: chiến thuật tồi, những đối thủ chính trị không có sức lôi cuốn , hấp dẫn và không huy động được đủ những người không đi bầu. Đảng Dân chủ đã thua năm trong số sáu cuộc bầu cử tổng thống trước đó, chỉ đạt trung bình 43% số phiếu phổ thông. Rất nhiều người Mỹ, xem đảng Dân Chủ là không quan tâm đến lợi ích kinh tế của người Mỹ, thờ ơ nếu không muốn nói là thù địch với tình cảm đạo đức của người Mỹ và không hiệu quả trong việc bảo vệ an ninh quốc gia của người Mỹ.
Hai nhà hoạt động Dân Chủ này lập luận rằng đảng Dân Chủ ngày nay đã trở nên quá yếu đuối, các chủ trương đứng đắn đã bị đi chệch hướng vì bị thống trị bởi “các nhóm thiểu số và giới tinh hoa da trắng – một liên minh bị tầng lớp trung lưu coi là không thông cảm với lợi ích và giá trị của đảng Dân Chủ.” Trừ khi các đảng viên Đảng Dân chủ có thể đảo ngược nhận thức, nếu không đảng Dân Chủ có lẽ sẽ rất khó để giành lại sự ủng hộ của những cử tri trung lưu.
Người dân Mỹ, thường không phản ứng tích cực hay trao điểm cộng cho các chính đảng chỉ với một hoặc vài dự luật kinh tế tiến bộ, đơn giản là chỉ với các dự luật được thông qua, là không bao giờ đủ, đảng Dân Chủ đã không giành được niềm tin của người dân Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng, chính sách đối ngoại và các giá trị xã hội.
Cách duy nhất để chứng minh cho những cử tri trung lưu bất mãn này hiểu rằng, đảng Dân Chủ đã thay đổi, là để những người theo chủ nghĩa trung tâm công khai đấu tranh với những người theo chủ nghĩa tự do. “Chỉ có xung đột và tranh cãi về các vấn đề kinh tế, xã hội và quốc phòng cơ bản mới có khả năng thu hút sự chú ý cần thiết để thuyết phục công chúng rằng đảng Dân Chủ vẫn có điều gì đó để cung cấp cho họ.”
Đảng Dân chủ sẽ không thể thuyết phục các cử tri trung thành rằng đảng này đang thay đổi trừ khi họ công khai tố cáo các nhà hoạt động ủng hộ các quan điểm như hạ bệ cảnh sát và nới lỏng việc thực thi nhập cư ở biên giới. Đảng Dân chủ phải tập trung vào các vấn đề văn hóa, nhưng không nên chọn những cuộc đấu đá trong đảng mà chỉ đơn giản là hạ thấp những vấn đề đó theo hướng có lợi cho kinh tế, nơi các chương trình nghị sự của đảng có thể nhận được nhiều sự ủng hộ của công chúng hơn.
Về các vấn đề xã hội cũng vậy, không có đảng viên Đảng Dân chủ nào ngày nay kêu gọi phục hồi các chính sách kết án hà khắc, đặc biệt là đối với tội phạm ma túy, mà nhiều người trong đảng ủng hộ khi tội phạm gia tăng vào cuối những năm 80 và 90. Tất cả các đảng viên Dân Chủ ngoại trừ hai dân biểu đảng Dân chủ tại Hạ viện đã bỏ phiếu cho luật cải cách cảnh sát trong năm nay. Tương tự, TT Biden và các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội đã giữ quan điểm chung về một điều khoản sẽ cung cấp vĩnh viễn một khoản tín dụng thuế trẻ em mở rộng cho các bậc cha mẹ mà không có bất kỳ khoản thu nhập nào, mặc dù một số đảng viên Cộng hòa, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Marco Rubio của Florida, cho rằng điều đó sẽ vi phạm nguyên tắc yêu cầu làm việc trong luật cải cách phúc lợi mà TT đảng Dân Chủ, Bill Clinton đã ký năm 1996.
So với thời đại trước đây dưới thời Bill Clinton và Barack Obama, đảng Dân chủ ngày nay cần ít cử tri bảo thủ về văn hóa hơn để giành được quyền lực. Khoảng từ giữa những năm 1990, những người Mỹ da trắng không có bằng đại học đã giảm từ khoảng ba phần năm tổng số cử tri xuống còn khoảng hai phần năm. Trong cùng khoảng thời gian đó, cử tri da màu đã tăng gần gấp đôi, chiếm khoảng 30% tổng số phiếu bầu.
Đa số các đảng viên Đảng Dân chủ đã chứng minh rằng họ có thể giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông tổng thống với những chính sách hiện nay, nhưng dù ứng cử viên TT đảng Dân Chủ có thắng hơn 5, 10 hay 15 triệu số phiếu phổ thông cách biệt với đối thủ vẫn không thể xoay chuyển được tình thế, vì những lá phiếu đại cử tri đoàn mới là những nhân tố quyết định chiếc ghế TT, và đảng Cộng Hòa thì đang làm rất tốt với những khu vực bầu cử tại nhiều tiểu bang.
Đảng Dân Chủ vẫn cố chấp với những quan điểm lỗi thời và chỉ mơ mộng dựa vào sự cách biệt những lá phiếu phổ thông và những dự luật hào phóng, còn đảng Cộng Hòa thì đang làm ngược lại, họ chỉ chú trọng vào những dự luật bầu cử, vẽ mới các khu vực bầu cử, bầu mới các lãnh đạo bầu cử tại nhiều tiểu bang, tất cả những việc làm này sẽ đem lại cho đảng Cộng Hòa nhiều phiếu đại cử tri đoàn hơn trong năm 2024.
Việt Linh
……………………………………..
Mark Meadows kiện ủy ban ngày 6 tháng 1 sau khi ban hội thẩm tuyên bố khinh thường thủ tục tố tụng
Cựu chánh văn phòng TBO Mark Meadows đã kiện ủy ban điều tra vụ tấn công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol của Hoa Kỳ chỉ vài giờ sau khi ban hội thẩm cho biết họ có kế hoạch tiến hành các thủ tục tội khinh thường chống lại ông ta.
Trong vụ kiện, Mark Meadows nêu tên các thành viên của ủy ban ngày 6 tháng 1 và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, D-Calif., Với tư cách là bị đơn, Meadows yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hai trát đòi hầu tòa “quá rộng” và “quá nặng nề” mà ông cho biết ban hội thẩm đã ban hành.
Trong đơn kiện nói rằng: “Quốc hội không có quyền tự do ban hành trát đòi hầu tòa. Thay vào đó, quyền điều tra là của cơ quan tư pháp”.
Meadows đệ đơn kiện sau khi ủy ban cho biết họ sẽ theo đuổi các thủ tục tố tụng tội khinh thường Quốc Hội.
Chủ tịch ủy ban, dân biểu Bennie Thompson, D-Miss., đã trả lời vụ kiện trong một tuyên bố chung với dân biểu Liz Cheney, R-Wyo., cả hai người đều đánh giá đây là thủ thuật trì hoãn của những kẻ câu giờ.
Hai nhà lập pháp cho biết vụ kiện của Mark Meadows sẽ không thành công và không thể làm chậm cuộc điều tra của Ủy ban hoặc ngăn chúng tôi nhận được những thông tin mà chúng tôi đang tìm kiếm.
Một ngày trước đó, Bennie Thompson đã viết trong một lá thư cho luật sư của Mark Meadows, George Terwilliger, rằng ủy ban “không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành các thủ tục tố tụng tội khinh thường và khuyến nghị cơ quan mà ông Meadows từng phục vụ nên truy tố hình sự ông ta”.
Bennie Thompson cho biết trong lá thư hôm thứ Ba rằng “không có cơ sở hợp pháp” cho việc Meadows từ chối hợp tác và trả lời các câu hỏi về các tài liệu mà ông phải cung cấp cho các nhà lập pháp. Ông cho biết những hồ sơ đó bao gồm “một cuộc trao đổi tin nhắn văn bản với một thành viên của Quốc hội về việc chỉ định các đại cử tri thay thế ở một số tiểu bang chiến trường như một phần của kế hoạch mà thành viên đó thừa nhận“ là sẽ ‘gây tranh cãi lớn‘ và Mark Meadows đã nói rằng: “Tôi thích sự thay thế những phiếu đại cử tri“.
Ủy ban đã nhiều lần cố gắng xác định những chủ đề mà Mark Meadows tin rằng được bảo vệ bởi đặc quyền hành pháp nhưng cả Terwilliger và Meadows đều không “cung cấp thông tin đó một cách thực tâm.”
……………………………………..
KẺ TRỢ THỦ ĐẮC LỰC CỦA TRUMP ĐỂ LẬT ĐỔ NỀN DÂN CHỦ MỸ LÀ AI?
Donald Trump – tổng thống tham nhũng nhất trong lịch sử của chúng ta – lại đang nhận được sự chăm chút, săn sóc bởi báo chí tốt hơn so với TT Joe Biden, người đang nỗ lực khôi phục nền dân chủ và sự ổn định cho đất nước chúng ta.
Với một tin xấu, thực tế là hệ thống truyền thông báo chí của Mỹ, đặc biệt là truyền thông đi cùng với quảng cáo, là một ngành kinh doanh thu lợi nhuận khi lượng người xem và lượng người nghe của nó tăng lên. Cựu giám đốc CBS, Les Moonves, đã nói rằng: “Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này trong sự nghiệp truyền thông của tôi, những năm dưới thời Trump đã đem lại lợi nhuận rất lớn cho các hệ thống truyền thông. Dù chúng tôi biết rằng, những điều chúng tôi làm đã gián tiếp giúp cho ông ấy lật đổ nền hiến pháp và dân chủ của nước nhà, nhưng tôi phải nói một sự thật mà không mấy người ngoài nghề truyền thông có thể biết, đó là, chúng tôi đã làm ra những điều tệ hại cho đất nước này, nó không tốt cho nước Mỹ, nhưng nó tốt cho các công tyruyền thông, và vì lợi nhuận, chúng tôi vẫn phải tiếp tục.”
Và một tin tốt, là một số phương tiện truyền thông đang dậy sóng những tranh cãi về trách nhiệm và đạo đức trong công việc về mức độ tàn phá tâm lý và nhận thức của người dân đưa tin sai sự thật chỉ để kiếm lợi nhuận, nhưng tác hại vô cùng khủng khiếp ảnh hưởng đến cả một quốc gia.
Dana Milbank của Washington Post, Eric Boehlert của mình tại PressRun.media và Brian Stelter của CNN đều lên tiếng kêu gọi các phương tiện truyền thông chính thống hãy nên cắt giảm những câu chuyện về Trump và đưa thêm nhiều tin tích cực về chính phủ Biden. Hãy cùng cố gắng sửa đổi thói quen xấu tính của những người Mỹ đã quen theo dõi những lời nói dối hàng ngày và những bản tin sai trái, vì nhu cầu cấp bách với những mối đe dọa nền dân chủ Mỹ có thể bị triệt tiêu sớm hơn bởi Donald Trump nhờ sự tiếp tay nhiệt thành của truyền thông Mỹ.
Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu của những nhân vật có tiếng trong ngành truyền thông, những lời kêu gọi của họ đến với tất cả phương tiện truyền thông trong cả nước cần có sự tính toán thực sự về vai trò của họ trong việc phục vụ lợi ích công cộng, thay vì chỉ khai thác và trục lợi từ nhu cầu tin tức của mọi người bằng cách đưa tin để làm cho nó “giật gân” và “hấp dẫn” hơn.
Thay vào đó, các phương tiện truyền thông chính thống nên đưa tin nhiều hơn về TT Biden và Phó TT Harris về tất cả những gì họ đã và đang làm cho nước Mỹ.
Truyền thông báo chí Mỹ đã đưa tin về Trump trong năm 2020 nhiều gấp đôi so với đưa tin về TT Biden trong năm 2021. Và mức độ đưa tin về TT Biden với nhiều tin tiêu cực hơn tin tích cực, có thể kể ra một trang báo như Breitbart, New York Post, HuffPost và Salon là những trang báo tiêu cực nhất.
Có thể nói thẳng ra rằng, Trump và những người theo ông ta đang sử dụng các vụ kiện liên quan đến luật pháp và các mối đe dọa khủng bố để cắt giảm quyền bỏ phiếu, họ loan những tin này với mức độ tràn ngập và có vẽ thừa mứa, TT Biden đang bị báo chí Mỹ đối xử tệ hơn Donald Trump, đơn giãn chỉ vì những bản tin về TT Biden không phải là những tin giật gân, hấp dẫn?
Hiện nay, với việc Donald Trump và phe nhóm của ông ta trong GOP đã và đang công khai hoạt động nhằm lật đổ nền dân chủ của chúng ta, báo chí cần phải đưa tin trung thực, vạch ra những tai họa tiềm ẩn có thể xảy đến cho đất nước vì những hành động chuyên quyền, âm mưu lật đổ của những người trong đảng Cộng Hòa.
TT Joe Biden, trong vòng chưa đầy một năm , đã vực dậy nền kinh tế, giám sát việc tạo ra hàng triệu việc làm nhiều hơn và tốt hơn so với Trump và George W. Bush cộng lại trong hơn 12 năm, và cứu sống hàng trăm ngàn người trong thời kỳ đại dịch tồi tệ nhất kể từ dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến nay. Nhưng chẳng có mấy b3ản tin của báo chí Mỹ nói về những thành tựu này.
Đây là những thời điểm nguy hiểm của đất nước, nếu các tổ chức tin tức đặt lợi nhuận công ty lên trên nền dân chủ, thì chắc chắn sẽ tạo ra một con đường ngắn nhất để kết thúc một nước Mỹ, sẽ kết thúc giống như Hungary với một kẻ tham nhũng, chuyên quyền, độc tài, mạnh tay dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến, nhắm mục tiêu vào thiểu số và đóng cửa bất cứ thứ gì tương tự như báo chí miễn phí hay những trang báo không ủng hộ chính phủ. Người Mỹ có muốn thấy những cảnh này diễn ra tại Mỹ hay không?
Việt Linh
……………………………………..
Thượng nghị sĩ Ron Johnson nói sai rằng nước súc miệng ‘đã được chứng minh là có thể tiêu diệt Coronavirus’
Không ai nói là nước súc miệng có thể trừ được Coronavirus, nhưng đảng Cộng hòa Wisconsin vẫn đang đưa ra thuyết âm mưu về COVID-19.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ron Johnson nói với những người ủng hộ hôm thứ Tư rằng nước súc miệng được chứng minh là có hiệu quả chống lại COVID-19, ông này tiếp tục xu hướng lan truyền thông tin sai lệch nguy hiểm về căn bệnh thế kỷ này và các phương pháp điều trị chưa được xác nhận. Nhưng trong đám đông, có tiếng hò reo, và nhiều người xác nhận sẽ giúp loan truyền tin này đến với nhiều người hơn và sẽ đặt mua nhiều chai nước súc miệng để xài, chẳng lẽ trí thông minh, nhận thức của người Mỹ lại tuột thứ hạng xuống thấp đến như vậy hay sao? Nếu ngày mai, có thêm một đảng viên Cộng Hòa nào khác, tuyên bố thuốc lá sẽ làm nóng cổ họng, diệt trừ được mấy con virus thì chắc người Mỹ sẽ thi nhau đi mua thuốc lá về hút, có thể lắm?
Ron Johnson nói rằng: “Nước súc miệng tiêu chuẩn đã được chứng minh là có thể tiêu diệt được coronavirus. Nếu bạn mắc phải nó, hãy súc miệng hay thệm chí có thể uống nó để chống lại những con virus đó. Tại sao chúng ta không thử tất cả những điều này?“
Các công ty bào chế, sản xuất nước súc miệng và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đã không hề đưa ra kết luận như vậy, nhưng một đảng viên Cộng Hòa đã đưa ra lời tuyên bố, kêu gọi người ủng hộ hãy làm theo lời ông ta nói.
Listerine, nhãn hiệu nước súc miệng bán chạy nhất tại Mỹ, đặc biệt tuyên bố trên trang web của mình rằng sản phẩm của họ “không nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19 và chỉ được sử dụng theo chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm. Hoàn toàn không hề có bất cứ kết luận lâm sàng dựa trên bằng chứng nào liên quan đến hiệu quả chống virus của nước súc miệng Listerine tại thời điểm này”.
Ron Johnson là một đảng viên Cộng Hòa cực đoan, thích phổ biến những thuyết âm mưu từ QAnon đưa ra, có một lịch sử lâu dài về việc truyền bá thuyết âm mưu COVID-19 và thông tin sai lệch về chống vaccine. Ông ta đã thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp điều trị chưa được chứng minh và có khả năng gây nguy hiểm như ivermectin và hydroxychloroquine, Johnson cũng bày tỏ sự nghi ngờ về hiệu quả và sự an toàn của các loại vaccines.
……………………………………..
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CỦA BIDEN SẼ KHÔNG CỨU ĐƯỢC NỀN DÂN CHỦ
Các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới sẽ gặp nhau trực tuyến trong tuần này cho Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ của Tổng thống Joe Biden. Sự kiện này là một trong những lời hứa về chính sách đối ngoại sớm nhất và cụ thể nhất mà TT Biden đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử của mình – và nó có lẽ thể hiện cách hữu hình nhất mà ông đã tìm cách nâng cao dân chủ như một đặc điểm xác định trong chính sách đối ngoại của mình.
Nhưng bất chấp nhiều tiêu đề mà hội nghị thượng đỉnh đã đưa ra, khi mọi diễn giả đều tỏ ý hoài nghi về những lời hứa và thiếu những cải cách thực sự. Hội nghị thượng đỉnh về Dân Chủ của TT Biden là chủ đề của các phân tích hoài nghi, và sẽ rất khó có thể khiến các quốc gia cam kết thực hiện nhiều hơn những điều cần làm để giải quyết các vấn đề thực sự đang gây ra cho nền dân chủ toàn cầu.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Điều gì thực sự có thể hoạt động? TT Biden có thể làm gì rõ nét hơn để thúc đẩy sự nghiệp dân chủ trên toàn thế giới?
Các tổ chức dân sự, các nhóm hoạt động dân chủ tại Mỹ đã thảo luận với các chuyên gia và các nhà hoạt động ở các nền dân chủ đang bị đe dọa từ Iraq, Ba Lan đến Ấn Độ và hỏi họ rằng, họ mong muốn Hoa Kỳ sẽ làm gì để giúp đỡ nền dân chủ ở đất nước của họ. Một số người đã đưa ra những slogans thay cho những yêu cầu, những slogans đó là: “Hoa Kỳ hãy trở thành một hình mẫu cho chúng tôi .” – “Hoa Kỳ chỉ đơn giản là không có thẩm quyền đạo đức .” – “Làm thế nào để bạn đấu tranh cho những quyền mà bạn không biết mình có?” – “Ngừng ủng hộ các nhân vật chính trị phi dân chủ .” – “Loại bỏ những người vi phạm nhân quyền ra khỏi chính trường .”, những slogans này đã nói lên sự hoài nghi vô cùng lớn của thế giới đặt ra cho nước Mỹ.
Một nước Mỹ đang bị xâm phạm nền Dân Chủ một cách trầm trọng và nước Mỹ vẫn chưa tìm ra cách giải quyết dứt điểm, vậy làm sao chúng ta có thể nói về việc bảo vệ dân chủ ở những quốc gia khác? Họ đã từng nhìn về hình mẫu của nền dân chủ tốt đẹp của nước Mỹ cách đây 5 năm, nhưng hiện tại, những hình mẫu đó đã không còn hiện diện trên đất nước này, và người Mỹ thì vẫn đang loay hoay với những người không có thực tâm gìn giữ nền dân chủ, thể chế hành pháp thì không dám sử dụng quyền lực và công lý một cách nghiêm minh. Vậy làm sao người Mỹ có thể mạnh miệng để thảo luận về dân chủ đây? Chỉ với một câu slogan mà tôi nghĩ, đúng nhất, hay nhất và thiết thực nhất, đó là “Hoa Kỳ hãy trở thành một hình mẫu cho chúng tôi .”
Đúng như vậy, nếu nước Mỹ không có một nền dân chủ vững mạnh, ổn định thì không thể giảng dạy về dân chủ cho các quốc gia khác đang cần một quốc gia dẫn đầu, soi đường cho họ.
Xin mời quý vị hãy nghe một số nhận định từ một số quốc gia đang gặp khó khăn với nền dân chủ tại đất nước họ, hãy cùng nghe họ nói gì và đưa ra những giải pháp gì:
Nước Nga với Vladimir Milov, ông là một chính trị gia đối lập người Nga, chuyên gia kinh tế và năng lượng, đồng thời là cố vấn kinh tế cho lãnh đạo phe đối lập Alexei Navalny.
Ông cho rằng, nước Mỹ không nên “thiết lập quan hệ” hay nói cách khác là thiết lập “đối thoại ổn định chiến lược” với chế độ độc tài Nga. Các cuộc đối thoại của Mỹ với Putin đang gây mất tinh thần cao độ đối với các lực lượng ủng hộ dân chủ ở Nga, chắc chắn tạo ra cho họ cảm giác có những gì được đánh đổi đằng sau cánh cửa đóng kín, về việc Mỹ cố gắng đánh đổi quyền dân chủ của người dân Nga để có lợi cho các mục tiêu chính sách ưu tiên của nước Mỹ. Trong môi trường hiện tại, với việc các quyền tự do chính trị và dân sự ở Nga gần như bị phá hủy hoàn toàn, vị trí của nền dân chủ ở các quốc gia phương Tây trở nên rất quan trọng đối với việc duy trì tinh thần của các lực lượng ủng hộ dân chủ của Nga.
Các nguyên tắc đơn giản sau đây nên được thông qua: Đó là chỉ đối thoại có điều kiện để nước Nga đạt được tiến bộ về dân chủ và nhân quyền; nước Mỹ cần lưu ý để tránh xuất hiện những nhượng bộ một chiều; và nên giảm đối thoại nếu không đạt được tiến bộ.
Và nếu được, cách tốt nhất là nước Mỹ nên cố gắng giải quyết các vấn đề nội bộ của mình để trở thành một hình mẫu lý tưởng. Người Nga đang theo dõi sự trỗi dậy của chủ nghĩa Trump, họ thấy được sự vụng về, yếu kém thấy rõ của quy trình xây dựng luật pháp của Hoa Kỳ và các cuộc xung đột phân cực của đất nước đang đẩy nền dân chủ Mỹ xuống mức thấp hơn cả các quốc gia đang sống dưới các chính quyền độc tài. Ngay cả đối với những người theo chủ nghĩa tự do ở Nga, họ đều bày tỏ hoài nghi về nền dân chủ Mỹ.
Những thành công của TT Biden với chương trình nghị sự trong nước của ông có thể đưa nước Mỹ trở lại vai trò là tấm gương để các nước khác noi theo, ít nhất là đối với những người có niềm tin vào dân chủ. Ông có thể lôi cuốn 40% người Nga, những người, mặc dù có quan hệ đối đầu giữa Nga và Mỹ, nhưng có cái nhìn tích cực về Mỹ.
Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ chưa bao giờ đúng về những “giá trị được chia sẻ” của nền dân chủ. Nó luôn được định hình bởi địa chính trị, và sẽ còn hơn thế nữa trong những năm tới khi sự tách biệt giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng sâu sắc hơn. Ấn Độ đã chọn sát cánh với Mỹ trong cuộc chia rẽ lớn này, gánh chịu rủi ro chiến lược đáng kể về một Trung Quốc thù địch hơn ở biên giới của họ.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã cưỡng chế và hạn chế các tổ chức phi chính phủ, cả trong và ngoài nước. Việc đàn áp các thực thể này, vốn có truyền thống đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và duy trì các quyền dân chủ, là một phần quan trọng dẫn đến tình trạng dân chủ thụt lùi đang xảy ra ở Ấn Độ. Chính phủ của Modi đã hạn chế nghiêm ngặt khả năng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn nằm trong quyền hạn chế của chính quyền Biden.
Những người ủng hộ nền dân chủ trên khắp thế giới cảm thấy không còn có thể dựa vào sức mạnh của nền dân chủ Mỹ. Sự thất bại của nước Mỹ trong việc bảo vệ chống lại việc đảng Cộng Hòa tước quyền của nhiều cử tri da đen, da nâu, da màu; một quốc hội phân cực nặng nề; một vụ tấn công bạo lực vào nơi tối cao nhất của đất nước trên Đồi Capitol vào ngày 6 tháng 1; và một nền văn hóa phân cực về chủng tộc, tất cả những điều vừa nói của nước Mỹ không phải là những hình ảnh quảng cáo tốt nhất cho một thể chế dân chủ ổn định và mạnh mẽ. Sức mạnh truyền cảm hứng của tấm gương của nước Mỹ đang ở mức thấp nhất chưa từng có.
Những đánh giá quá cao của Hoa Kỳ về nền dân chủ Ấn Độ sẽ làm dấy lên tình cảm dân tộc chủ nghĩa mà không đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Mỹ. Nếu dân chủ được coi là một công cụ của địa chính trị, thì nền dân chủ sẽ bị mất uy tín. Thành tích ủng hộ các chế độ bất hảo của Mỹ đã để lại một ấn tượng rõ ràng rằng việc thúc đẩy dân chủ của Mỹ thiên về quyền lực và quyền lợi nhiều hơn. Sau sự sụp đổ của Iraq và Afghanistan, Hoa Kỳ đã không còn thẩm quyền đạo đức, quyền lực hoặc mục đích chân thành để trở thành một nhà đấu tranh đáng tin cậy cho nền dân chủ trên toàn thế giới.
Phương Tây nên ngừng cung cấp công nghệ cho hệ thống giám sát và kiểm duyệt của Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn sự đồng lõa của các công ty Mỹ trong việc cưỡng bức lao động, diệt chủng và vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Hệ thống kiểm duyệt và kiểm soát internet của Trung Quốc đã được hưởng lợi từ sự hỗ trợ nhiệt tình của các công ty công nghệ phương Tây như Cisco, Nortel, Motorola, Microsoft và Intel. Google đã cố gắng khởi chạy Project Dragonfly, một công cụ tìm kiếm tuân thủ sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc. May mắn thay, dự án đó đã bị hủy bỏ. Các mối liên hệ với lao động cưỡng bức đã được báo cáo trong chuỗi cung ứng và sản phẩm của Apple, Nike và nhiều công ty phương Tây khác. Thông tin đáng hoan nghênh là Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét luật để ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Sẽ rất hữu ích khi Quốc hội thông qua luật hoặc quy định cấm các công ty phương Tây cung cấp công nghệ và thiết bị giám sát hoặc kiểm duyệt cho các chính phủ độc tài.
Còn tại Mỹ, rất ít người Mỹ nhận ra vai trò to lớn của Facebook trong việc truyền tải thông tin. Các nền tảng truyền thông xã hội tràn ngập thông tin sai lệch và ảnh hưởng xấu. Các nhóm trong và ngoài nước sử dụng nền tảng này cho nhiều hành vi sai trái, bao gồm cả việc phá hoại nền dân chủ. Chính quyền Biden nên làm việc với Facebook và các công ty truyền thông xã hội khác của Mỹ để chống lại mối đe dọa này, giải quyết thông tin sai lệch và sự can thiệp của nước ngoài, để bảo đảm nền dân chủ ở Mỹ và trên toàn thế giới.
Tóm lại, nhiều nhóm dân chủ đấu tranh cho tự do và nhân quyền tại nhiều quốc gia trên thế giới mong mỏi tình hình chính trị tại Mỹ có thể vượt qua những trở ngại, phân cực để ổn định xã hội và thiết lập được một hệ thống pháp luật nghiêm minh để bảo vệ nền dân chủ tốt đẹp của nước Mỹ đã có hàng thế kỷ qua, một khi nước Mỹ có được một hệ thống chính trị ổn định và một nền dân chủ tốt đẹp thì mới có thể giúp được các nền dân chủ non trẻ, yếu kém khắp nơi trên toàn thế giới.
Có lẽ, trong tình hình chính trị tệ hại tại Mỹ hiện nay, những mong mỏi cấp bách từ thế giới gởi đến cho nước Mỹ với đầy đủ ý nghĩa nhất đã được gói gọn chỉ trong một câu slogan: “Hoa Kỳ hãy là hình mẫu dân chủ cho chúng tôi“.
Việt Linh
……………………………………..