Thursday, March 28, 2024

EVFTA: EU sẽ bẻ cong các tiêu chuẩn nhân quyền nếu được giá!

(VNTB) – Mặc cho Chính phủ Việt Nam thường xuyên vi phạm các quyền dân sự (chính trị), như quyền tự do lập hội; người dân mất tài sản và sinh kế của họ trước các dự án phát triển của chính phủ và giới (đầu tư) tư nhân; người bất đồng chính trị thường xuyên bị đàn áp. EVFTA đã tạo ra hy vọng cho các quốc gia trong khu vực, theo đó, trong trường hợp EU hưởng lợi về kinh tế, các nhà đàm phán thương mại (EU) sẵn sàng bỏ qua các vấn đề phát sinh liên quan đến chính trị và quyền (con người).

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (FTA) mới cho thấy EU sẽ xem xét các vi phạm nhân quyền trong quá khứ để thúc đẩy một chương trình nghị sự thương mại. Nhưng EVFTA cũng cho thấy cách EU linh động giải quyết vấn đề nhân quyền để đạt một thỏa thuận thương mại có lợi cho khối.

Đầu tiên EU gắn đối tác thương mại với các tiêu chuẩn về quyền con người và lao động, và các quốc gia ASEAN có thể phải thúc đẩy cải cách trong nước trước khi đi đến bất kỳ thỏa thuận (thương mại) nào. Thế nhưng, mặc cho Chính phủ Việt Nam thường xuyên vi phạm các quyền dân sự (chính trị), như quyền tự do lập hội; người dân mất tài sản và sinh kế của họ trước các dự án phát triển của chính phủ và giới (đầu tư) tư nhân; người bất đồng chính trị thường xuyên bị đàn áp. EVFTA đã tạo ra hy vọng cho các quốc gia trong khu vực, theo đó, trong trường hợp EU hưởng lợi về kinh tế, các nhà đàm phán thương mại (EU) sẵn sàng bỏ qua các vấn đề phát sinh liên quan đến chính trị và quyền (con người).

Đa phần Nghị viện EU (EP) phản đối EVFTA nhưng thỏa thuận sẽ được thông qua. Điều tương tự cũng có thể dễ dàng xảy ra đối với các quốc gia ASEAN khác, khi một thỏa thuận mang lại cho EU đủ lợi ích kinh tế để biện minh cho việc bẻ cong các tiêu chuẩn (nhân quyền) của họ.

EVFTA không phải là vô điều kiện: Việt Nam hứa sẽ thực hiện các biện pháp để đáp ứng các cam kết của mình theo Hiệp định khí hậu Paris; tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và cải thiện tính minh bạch của chính sách công.

Chủ tịch của Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết , các thỏa thuận thương mại và đầu tư với Việt Nam thúc đẩy chính sách thương mại dựa trên các quy tắc và giá trị gắn liền các cam kết mạnh mẽ và rõ ràng về phát triển bền vững và nhân quyền. “Thỏa thuận” giữa EU và Hà Nội không có nghĩa là EU đã từ bỏ hoàn toàn các khía cạnh nhân quyền trong các chính sách thương mại của mình, chỉ là EU chọn cách tham gia với chính phủ Việt Nam để giải quyết các vấn đề này.

EU là một nguồn thương mại chính cho ASEAN, chỉ đứng sau Trung Quốc vào năm 2018. Nhưng gần 1/2 thương mại đó là với riêng Singapore và Việt Nam, cả hai đều có FTA với khối. Thái, Malaysia, Indonesia và Philippines cùng chiếm 50%, theo dữ liệu thương mại của EU .

Thái Lan từng có một thỏa thuận với EU trước cả Việt Nam, nhưng thỏa thuận này nhanh chóng bị gạt ra khỏi bàn đàm phán trong vòng 5 năm kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014 (vốn đưa Tướng Prayuth Chan-ocha khi đó lên nắm quyền). Sau cuộc bầu cử vào đầu năm nay, khi Prayuth trở lại nắm quyền với tư cách là một Thủ tướng (dân sự) được bầu, EU đã cho biết họ sẵn sàng mở lại các cuộc đàm phán với Thái Lan. Và khi nền kinh tế Thái Lan được mở rộng và tạm thoát khỏi chính quyền quân sự, lợi ích thương mại mà quốc gia này mang lại sẽ khiến một thỏa thuận với EU sẽ xuất hiện trong tương lai gần.

Các cuộc thảo luận giữa Philippines và EU vẫn đang bế tắc trước sự phản đối của EU đối với cuộc chiến chống ma túy đầy bạo lực của Tổng thống Rodrigo Duterte. Manila dường như không chịu áp lực nào từ bên ngoài để thực hiện cải cách trong nước, và trong trường hợp như thế, EU có thể sẽ bám sát các giá trị (về quyền) của mình.

Đối với trường hợp của Campuchia, EU vẫn cam kết duy trì sự tôn trọng nhân quyền với tư cách là trụ cột chính của các cuộc đàm phán thương mại. EU có kế hoạch rút lại thỏa thuận thương mại “Mọi thứ trừ vũ khí” (EBA – là sáng kiến của EU nhằm giúp đỡ các nước có nền kinh tế kém phát triển, có hiệu lực từ tháng 3-2001. Thỏa thuận này có thể bị rút lại nếu các nước được hỗ trợ có dấu hiệu vi phạm quyền con người nghiêm trọng), cung cấp một giá trị có thể nhìn thấy được cách EU tiếp cận với nhân quyền trong EVFTA. Nghĩa là, EU đã và đang sử dụng mối đe dọa về thuế quan để gây áp lực cho chính phủ Campuchia chấm dứt đàn áp chính trị và lạm dụng quyền (con người) trong nước. Nhưng như đề cập ở trên, phải tạo ra áp lực, và với trường hợp ở Philippines, nỗ lực đã thất bại phần lớn.

EU cũng được cho là đang xem xét tình trạng EBA của Myanmar sau chiến dịch thanh lọc sắc tộc của quân đội chống lại người Rohingya diễn ra từ năm 2016 của chính quyền nước này. Việc thu hồi các đặc quyền thương mại của Myanmar sẽ khiến EU phải trả giá thấp hơn so với việc thu hồi đối với Campuchia và có thể là màn so-găng hấp dẫn của EU, biểu hiện như tuyên ngôn cứng rắn chống lại sự lạm dụng quyền con người.

Lào cũng được đưa vào chương trình EBA, nhưng EU không đưa ra động thái nào đối với hệ thống chính trị độc đảng (đàn áp quyền) của đất nước triệu voi có thể dẫn đến việc thu hồi các đặc quyền thương mại. Một hiệp định thương mại tự do với Lào cũng mang lại ít lợi ích kinh tế. Thương mại song phương giữa Lào – EU hơn 400 triệu USD Mỹ mỗi năm, và Lào trở thành đối tác thương mại nhỏ thứ hai của EU trong ASEAN sau Brunei.

Chính sách dầu cọ của EU đưa ra một rào cản bổ sung đối với thương mại tự do cho Indonesia và Malaysia

Mặc dù một thỏa thuận thương mại EU-Indonesia có thể mang lại lợi ích to lớn cho lợi ích kinh doanh của cả hai bên, EU đã công bố kế hoạch tăng thuế đối với dầu cọ diesel sinh học nhập khẩu từ Indonesia vì lo ngại về nạn phá rừng do thâm canh cọ. EU đã cam kết loại bỏ dầu cọ khỏi nhiên liệu sinh học vào năm 2020. Indonesia và Malaysia sản xuất 85% dầu cọ của thế giới.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed đang thực hiện chiến dịch chống phân biệt đối xử với dầu cọ. Ông Wid Widodo đã công bố kế hoạch áp dụng thuế quan tương đương đối với hàng nhập khẩu sữa của EU có thể bắt đầu từ đầu tháng 9. Tổng thống Widodo dường như không quan tâm đến các cuộc đàm phán FTA trừ khi EU điều chỉnh lập trường chống lại ngành dầu cọ (vốn cung cấp sinh kế cho hơn 16 triệu nông dân và công nhân).

Khi EU chuyển sang tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN, EVFTA mở màn cho phương trình chứng minh rằng, lãnh đạo EU sẵn sàng linh hoạt về các điều kiện nhân quyền cho các thỏa thuận thương mại nếu được giá. Hay, EVFTA đặt tiền lệ cho các thỏa thuận thương mại mới và cho thấy các tiêu chuẩn (cốt lõi về nhân quyền?) của EU đã thay đổi.

EU-Vietnam trade deal shows EU will bend human rights standards if the price is right

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img