Công điện cuối cùng từ Sài Gòn

0
2404

Lời nói đầu của tác giả: Bài viết này không nhằm mục đích để biện minh hay đổ thừa cho việc miền Nam Việt Nam đã rơi vào tay Cộng sản mà hoàn toàn chỉ là một bài viết có tính cách như một tài liệu tham khảo.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Đây là nội dung công điện cuối cùng từ trạm tình báo Sài Gòn.

Cuộc chiến lâu dài và khó khăn và chúng ta đã thua. Qua kinh nghiệm này, duy nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, tuy không nhất thiết là dấu hiệu sụp đổ của Hoa Kỳ trên cương vị là một cường quốc thế giới. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của thất bại và hoàn cảnh của nó có lẽ khiến chúng ta phải xem xét lại các chính sách can thiệp nửa vời cẩu thả vốn là nét đặc biệt quan trọng trong việc tham gia của chúng ta với đất nước này, bất chấp sự cam kết về nhân lực và nguồn lực, dĩ nhiên chắc chắn là rất hào phóng.

Những ai không học được từ lịch sử nên phải bắt đầu lại chuyện đó. Chúng ta hãy hy vọng rằng chúng ta sẽ không phải trải qua một Việt Nam nào khác và rằng chúng ta đã học được bài học của mình. Từ Sài Gòn, chấm hết.

Tom Polgar

Trên đây là một công điện của trưởng phòng tình báo Mỹ đánh đi từ bên trong tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn trong ngày miền Nam Việt Nam thất thủ, công điện được đánh đi bởi Thomas Polgar, người chỉ huy nhóm tình báo CIA của Mỹ.

Vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, cùng ngày Nixon từ chức vì vụ bê bối Watergate, Polgar gửi cho đại sứ Martin một ước tính về mối đe dọa nói rằng bất chấp hành động quân sự được tăng cường, bất chấp không có dấu hiệu rõ ràng nào Hà Nội có ý định xé bỏ hiệp định Paris và tiến hành một cuộc tấn công quy mô như năm 1968 hoặc 1972. Về điều này, Polgar bổ sung thêm một bằng chứng tình báo tiên đoán trước của mình rằng tin tình báo gần đây cho thấy đòn quyết định mà họ đang dự tính có thể xảy ra sớm hơn, có lẽ vào mùa khô năm 1975.

Ngày 17 tháng 9 năm 1974, Polgar gặp tổng thống Thiệu và như thường lệ chủ đề viện trợ quân sự được mang ra bàn cãi. Polgar giải thích ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Hoa Kỳ đang đến gần. Lo ngại về vấn đề quan hệ công chúng với chính quyền Sài Gòn ở Hoa Kỳ, ông yêu cầu tổng thống Thiệu không nên kích động Washington để xin thêm viện trợ.

Tổng thống Thiệu bày tỏ việc lo lắng và nghi ngờ sự trông cậy của viện trợ quân sự của Mỹ đã không được liên tục hơn là về những con số mơ hồ.

Ngày 8 tháng 11 năm 1974, CIA thu được một bản sao Nghị quyết 75 của cục Hậu cần Trung ương miền Nam Việt Nam trong đó tuyên bố rằng Bắc Việt sẽ quyết tâm mở một cuộc tấn công toàn lực vào năm 1975 có thể dữ dội hơn cuộc Tổng tấn công mùa Phục Sinh năm 1972.

Ngày 25 tháng 4 năm 1975, chính Thomas Polgar đã sắp xếp việc chở cựu Tổng thống Thiệu đến Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, nơi ông Thiệu sử dụng máy bay của hãng Air America đưa ông đi lưu vong ở Đài Loan.

Trong ngày cuối cùng ở Sài Gòn, Polgar giám sát việc tiêu hủy các tài liệu mật và trước khi phá hủy máy truyền hình cáp của trạm tình báo, ông đã viết một thông điệp cuối cùng từ Đại sứ quán Hoa Kỳ có nội dung như trên.

Quay lại trước khi Sài Gòn rơi vào tay Cộng sản, giai đoạn năm 1973, trong những báo cáo, Polgar cho biết các lực lượng Nam Việt Nam đã giành được thắng lợi trước sự trả giá cao của Bắc Việt và Việt Cộng (VC) trong sáu tháng kể từ sau hiệp định Paris. Sài Gòn đang tiến lên và củng cố quyền kiểm soát của mình đối với hầu hết các khu vực đông dân cư của miền Nam Việt Nam.

Theo Polgar, điểm cốt yếu là Nguyễn Cao Kỳ và sau đó là ông Thiệu đã thành công ở nơi mà những người tiền nhiệm của họ đã thất bại bằng cách thiết lập an ninh và bằng cách mang lại cho những người nông dân về cơ bản là phi chính trị triển vọng cải thiện được mức sống cho người dân.

Tháng 7 năm 1973, Martin đến Sài Gòn và, theo Polgar, trong vòng vài tháng, Polgar trở thành người bạn thân nhất của Đại sứ.

Vì Martin chưa bao giờ phát triển được mối quan hệ thân thiết Tổng thống Thiệu, nên vai trò đó ngày càng được giao cho Polgar.

Trong bài tường trình cuối năm của Polgar đối với khu vực Đông Nam Á, Polgar nói rằng năm 1973 là một năm tương đối tốt đối với Sài Gòn và “chắc chắn phải tốt hơn năm 1972” và do ảnh hưởng của VC bị xói mòn, Cộng sản không chịu nổi áp lực liên tục của QLVNCH và vì những khó khăn kinh tế ở miền Bắc Việt Nam. Ông không thấy Sài Gòn có thể giành lại thế chủ động quân sự, nhưng ông nghĩ Hà Nội thực sự quan tâm đến việc ổn định thỏa thuận ngừng bắn, và quan tâm đến việc bảo toàn tài sản của Cộng sản ở miền Nam Việt Nam hơn là cố gắng tìm cách lật đổ ông Thiệu hoặc đạt được quyền kiểm soát chính trị ở Miền Nam bằng phương tiện khác.

Về phần mình, chính quyền Sài Gòn bị hạn chế bởi sự suy yếu ở Washington của Nixon, các vấn đề kinh tế và thiếu nhân lực; nó cũng có thể buộc Hoa Kỳ tính đến chuyện nghỉ mệt, một thời gian bởi những gánh nặng rất lớn của cuộc chiến đấu vẫn còn kéo dài.

Đối với Polgar, điểm mấu chốt đáng quan tâm là những thay đổi mang tính quyết định trong việc kiểm soát quân sự và địa lý của Sài Gòn sẽ buộc phải ở mức tối thiểu kể từ đây trở đi…

sự chung sống theo kiểu trái độn sẽ phải phát triển, dù là hòa bình hay không.

Mặc dù không có kinh nghiệm về châu Á trước đó, vào tháng 1 năm 1972, ông được bổ nhiệm làm trưởng trạm CIA tại Sài Gòn, Nam Việt Nam thay thế Theodore Shackley. Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (DCI) Richard Helms, một người bạn cũ và đồng nghiệp của Polgar đã nói nhỏ với Polgar rằng ông ta sẽ có bốn điều vĩnh viễn trong thời gian phụng sự ở Sài Gòn, không mục nào trong số đó đều hoạt động gọn gàng. Đầu tiên là mối quan hệ của ông với Đại sứ, sau đó, không theo thứ tự cụ thể nào, là Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự, chính quyền Việt Nam (MACV), giới truyền thông báo chí và các quan khách của Quốc hội.

Trong một cuộc gặp gỡ trước khi khởi hành một chuyến đi với Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, Laird khuyên Polgar rằng vai trò của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam cũng giống như ở Tây Đức và Hàn Quốc và người Mỹ sẽ ở đó có khi suốt 40 năm.

Nhưng, tất cả đều không diễn ra như hoạch định và mọi chuyện bắt đầu bị đảo ngược bởi chỉ một scandal, đó là scandal Watergate.

Nikon từ chức vì lo sợ bị vô tù, cùng lúc phong trào phản chiến với nữ tài tử điện ảnh Jane Fonda sang tận Hà Nội ngồi trên chiếc T.54 trên tay cầm lá cờ cộng sản Bắc Việt đi phía trước là những quân nhân Hoa Kỳ bị bắt làm tù binh chiến tranh, trong những sợi dây xích đi diễn hành trên đường phố Hà Nội, trong đó có John McCain.

Lần đầu tiên sinh viên Mỹ xuống đường phản đối chiến tranh, họ đốt thẻ căn cước để không bị bắt lính, phong trào hippy tóc dài ngang vai và hút bạch phiến bắt đầu lan rộng đến Việt Nam, chợ trời Việt Nam bán đủ thứ đồ của chợ PX (Post Exchange) và lần đầu tiên Washington cho phát hành đồng dollar đỏ. Không cần biết hậu quả và hệ lụy, thanh niên Sài Gòn cũng bắt chước để tóc dài ngang vai và tập tành hát nhạc Mỹ.

Chính cái phong trào hippy, lan rộng trong ngay cả quân đội Hoa Kỳ đã áp lực Nixon cho ra đời chủ thuyết bỏ của chạy lấy người, chủ thuyết Việt Nam Hóa Chiến Tranh, những combination đó dư sức đề bức tử một quốc gia nhỏ, đó là quốc gia VNCH.

Thomas Polgar là ai?

Thomas Polgar là tổ trưởng tổ CIA cuối cùng ở Sài Gòn trong Chiến tranh Việt Nam; ông đã giúp chỉ đạo cuộc di tản vội vã bằng máy bay chở người Mỹ và những viên chức cao cấp Việt Nam trong những ngày cuối cùng. Là người Hungary từng phục vụ trong cơ quan gián điệp của Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai, ông gia nhập CIA khi tổ chức này được thành lập năm 1947 và dành nhiều năm làm việc ở châu Âu và châu Mỹ Latinh trước khi đến Sài Gòn năm 1972.

Khi ông vào Sài Gòn, giám đốc CIA là Richard Helms, một người bạn cũ từ Văn phòng Dịch vụ Chiến lược trong chiến tranh đã từng nói rằng: “Nếu ai đó chỉ định Tom Polgar để theo dõi tôi, thì tôi sẽ thực sự lo lắng về điều đó vì Tom sẽ tìm ra mọi thứ về tôi.”

Polgar đã chỉ huy một mạng lưới gồm 550 sĩ quan CIA, trong đó có 200 người làm việc bí mật.

Vào thời điểm Thomas đến nhận nhiệm sở, sự ủng hộ cho cuộc chiến Việt Nam ở Mỹ đang xuống thấp mỗi ngày. Polgar được Tòa Bạch Ốc bí mật chỉ thị phải “bảo tồn một nước Việt Nam không cộng sản”, điều đó ngày càng khó xảy ra, ông đã gửi một điện tín tới Washington với một nhận định ngắn: “Chúng ta là một con tàu không bánh lái.”

Tổng thống Miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu, từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975, và Polgar được lệnh chịu trách nhiệm đưa ông ta và các quan chức khác ra khỏi đất nước. Ông Thiệu được chở đến sân bay Tân Sơn Nhất vào ban đêm trên một chiếc xe hơi.

Đến ngày 29 tháng 4, Sài Gòn bị bao vây. Đài phát thanh của quân đội Hoa Kỳ đã chạy một thông điệp được mã hóa để bắt đầu di tản “Nhiệt độ ở Sài Gòn là 105 độ và đang tăng,” theo sau đó là 30 giây tiếng hát của Bing Crosby với bài “White Christmas”.

Ngày 30 tháng 4, quân Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, và quân Mỹ được lệnh rời khỏi Sài Gòn trước khi màn đêm buông xuống. Polgar ở lại, công việc cuối cùng của ông là đốt các hồ sơ, điện tín, sổ mật mã, tranh ảnh và bất cứ thứ gì ám chỉ danh tính của nhân viên CIA. Sau nửa đêm, Polgar gửi một bức điện tín cuối cùng, một thông điệp với lời lẽ sắc bén đã đi vào truyền thuyết của CIA: “Đó là một cuộc chiến lâu dài và chúng ta đã thua… Những ai không học được từ lịch sử buộc phải lặp lại nó. Chúng ta hãy hy vọng rằng chúng ta sẽ không gặp phải một ình nghiệm nào khác tương tự như ở Việt Nam và chúng ta đã học được bài học của mình.”

Sau đó, Polgar phá hủy cái máy điện đàm mà ông ta đã dùng để gửi bức điện tín cuối cùng, Polgar lên một chiếc trực thăng thẳng hướng Vũng Tàu và biến mất trong màn đêm.

Tác giả: ST