Friday, March 29, 2024

Cảnh báo: Những thẩm phán Taliban có thể kết thúc nền dân chủ Hoa Kỳ

Có một vụ kiện của Tòa án Tối cao được đưa ra tranh luận vào ngày 7 tháng 12 có thể đánh dấu sự kết thúc của nền dân chủ ở Hoa Kỳ theo cách hợp pháp và đúng ý với các đảng viên Cộng Hòa.

Nếu vụ kiện Moore kiện Harper mà những người Cộng hòa muốn Tòa án Tối cao phân xử được thắng thế, thì các cơ quan lập pháp của các tiểu bang sẽ được tự do áp đảo các lá phiếu của công dân họ trong các cuộc bầu cử tổng thống.

Mời xem video bài bình luận qua Youtube

Điều đó có thể cho phép một ứng cử viên tổng thống trong tương lai hủy bỏ một cuộc bầu cử của bất kỳ tiểu bang nào, giống như Donald Trump đã cố gắng làm nhưng không thành công vào năm 2020.

Đa số thành viên cánh hữu của Tòa án Tối cao dường như sẵn sàng để các nhà lập pháp tiểu bang lật ngược sự lựa chọn của cử tri trong các cuộc bầu cử tổng thống. Nếu một phán quyết có lợi cho GOP có nghĩa là dù đảng Cộng hòa thắng hay thua trong cuộc bầu cử thông qua phổ thông đầu phiếu sẽ không quan trọng vì họ sẽ có thể duy trì quyền lực bất kể.

Như vậy sẽ không phải là nói ngoa nếu tôi gọi vụ kiện Moore kiện Harper là một kế hoạch thâm độc của các thẩm phán Taliban trong Tòa án Tối cao, bằng cách này họ có thể làm bệ phóng cho các đảng viên Cộng Hòa phát xít có thể lật đổ nền dân chủ hợp pháp và nhanh hơn.

Trên thực tế, cơ quan lập pháp của tiểu bang có thể chọn đại cử tri nào, các học giả pháp lý thường đồng ý như vậy, nhưng một cơ quan lập pháp chỉ có quyền quyết định giải quyết một cuộc bỏ phiếu theo cách đó trước khi công dân bắt đầu bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử nhất định.

Giờ đây các thẩm phán Taliban trong Tòa án Tối cao đang muốn bỏ qua các biện pháp bảo vệ pháp lý khác có thể ngăn chặn hành vi trộm cắp bầu cử tổng thống.

Như giáo sư luật Richard Pildes của Đại học New York đã nói rằng: “Cho dù Tòa án có quyết định như thế nào” trong vụ Moore kiện Harper, thì điều đó vẫn không có nghĩa là các cơ quan lập pháp của tiểu bang có thể chọn cách đơn giản là bỏ qua cuộc bỏ phiếu phổ thông ở tiểu bang của họ và tự chỉ định các đại cử tri tổng thống sau cuộc bầu cử.”

Ví dụ, luật liên bang yêu cầu các tiểu bang chọn đại cử tri của họ vào Ngày bầu cử. Một cơ quan lập pháp tiểu bang không thể đơn giản tham gia sau cuộc bỏ phiếu và viết lại các quy tắc cho một cuộc bầu cử hoàn chỉnh chỉ vì họ không thích kết quả.

Tuy nhiên, vụ Moore v. Harper có ý nghĩa quan trọng đối với các khía cạnh khác của cuộc bầu cử. Vụ việc phát sinh từ cuộc chiến tái phân chia khu vực của các đảng viên Cộng hòa, những người kiểm soát cả lưỡng viện của North Carolina.

Năm nay, Tòa án Tối cao của tiểu bang, bỏ phiếu phù hợp với đa số đảng Dân chủ 4-3, đã phán quyết rằng bản đồ khu vực bầu cử của cơ quan lập pháp tiểu bang là một biểu đồ đảng phái vi phạm Hiến pháp North Carolina. Thông thường, đó sẽ là kết thúc của vấn đề. Tòa án Tối cao thường không xen vào cách giải quyết của các Tòa án Tối cao của tiểu bang, nhưng lần này họ lại muốn xen vào, đơn giản để hiểu rằng, đây là vụ kiện nếu đem lại phần thắng cho đảng Cộng hòa ở tiểu bang North Carolina thì giúp ích rất nhiều cho các tiểu bang đỏ khác trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024.

Biết có thể lợi dụng thế đa số thuận lợi sẵn có trong Tòa án Tối cao nên các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa của North Carolina đã cố gắng đưa vụ việc lên đến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Họ lập luận rằng phán quyết của Tòa án Tối cao của tiểu bang North Carolina vi phạm điều khoản bầu cử của Hiến pháp Hoa Kỳ. Điều khoản đó quy định rằng “Thời gian, địa điểm và cách thức” tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội “sẽ được Cơ quan lập pháp của tiểu bang đó quy định ở mỗi tiểu bang,” trừ khi Quốc Hội bác bỏ chúng.

Đảng Cộng hòa North Carolina muốn Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cấm các tòa án tiểu bang can thiệp vào các cơ quan lập pháp tiểu bang liên quan đến bầu cử quốc hội.

Một phán quyết có lợi cho họ sẽ bảo vệ hiệu quả những người ủng hộ đảng phái khỏi những thách thức pháp lý. Nó cũng sẽ làm phức tạp thêm cách các tiểu bang đỏ quản lý bầu cử có thể vô hiệu hóa các quy định của hiến pháp và có thể mạnh tay chi phối việc bỏ phiếu và bầu cử.

Nếu chúng ta nhớ lại trận chiến chính trị địa phương ở North Carolina và cuộc tranh luận pháp lý đã quyết định cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 giữa George W. Bush và Al Gore, mới thấy các đảng viên Cộng Hòa đã có những toan tính thâm độc và được sự ủng hộ từ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ để họ có thể định hình luật bầu cử theo ý họ trong nhiều thập niên tới.

Đó là bằng chứng nữa cho thấy chiến thắng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong đợi, một bài học áp dụng cho cả luật pháp và chính trị.

Một hiện tượng tương tự có thể xảy ra nếu đảng Cộng hòa thắng thế trong vụ Moore kiện Harper liên quan đến việc tái phân chia khu vực. Giáo sư luật đại học Harvard, Nicholas Stephanopoulos gần đây đã thực hiện một loạt mô phỏng dự đoán kết quả bỏ phiếu nếu mỗi bang có thể tùy ý điều hành các thể thức bầu cử riêng biệt. Ông đã kết luận rằng, nhìn chung qua 50 tiểu bang thì các đảng viên Đảng Dân chủ sẽ được hưởng lợi một cách khiêm tốn từ quan điểm cho rằng khả năng của các cơ quan lập pháp tiểu bang trong việc sửa đổi các khu vực bầu cử quốc hội không thể bị hạn chế bởi các tòa án tiểu bang, và như vậy, đảng Dân chủ có thể sẽ giành được thêm hai đến ba ghế trong quốc hội. Nếu điều đó trở thành sự thật, thì những gì tốt cho các đảng viên Cộng hòa North Carolina nhưng sẽ không tốt cho tất cả đảng viên Cộng hòa của các tiểu bang khác.

Trong hai năm qua, nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa trên toàn quốc đã tập trung vào lý thuyết: cơ quan lập pháp của tiểu bang phải được độc lập, không thể bị ảnh hưởng bởi các Tòa án tiểu bang. Nhưng, giờ đây, khi họ thua tại tiểu bang, họ muốn đưa vụ việc lên cao hơn, vì họ biết, khi đến tay các thẩm phán Taliban, họ sẽ chắc chắn đưa ra những phán quyết có lợi cho đảng Cộng Hòa nhưng sẽ có hại cho cả một nền dân chủ của đất nước.

Vụ Moore kiện Harper mang ý nghĩa rất quan trọng của Hiến pháp khi giao cho cơ quan lập pháp của mỗi tiểu bang nhiệm vụ điều hành các cuộc bầu cử quốc hội: Điều đó có nghĩa là cơ quan lập pháp chịu sự giám sát truyền thống của các tòa án tiểu bang và quyền phủ quyết của thống đốc tiểu bang?

Có thể nói đảng Cộng Hòa tiểu bang North Carolina đang là những người tiên phong của đảng Cộng Hòa toàn quốc đòi hỏi quyền được tách biệt của lập pháp tiểu bang không thể bị ảnh hưởng bởi các tòa án tiểu bang, nếu Tòa án Tối cao đồng tình với đòi hỏi này, họ sẽ không gặp trở ngại gì từ phía Quốc Hội liên bang cả, vì còn vài tuần nữa thôi, Hạ Viện sẽ được các đảng viên điều hành, nên sẽ không có sự chống đối hay phản kháng nào từ Quốc Hội một khi các thẩm phán Taliban đưa ra một phán quyết chìu theo sự đòi hỏi của các đảng viên Cộng Hòa ở tiểu bang North Carolina cũng là chìu theo các đảng viên Cộng Hòa trên toàn quốc.

Nếu sự việc xảy ra theo chiều hướng này, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng Hiến Pháp vô cùng trầm trọng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024.

Tuy nhiên, quan điểm đó là quá cực đoan đối với tất cả đảng viên Dân Chủ, ngoại trừ các đồng minh thân cận nhất của Trump, như John Eastman, kiến ​​trúc sư trong nỗ lực của Trump nhằm sử dụng lý thuyết cơ quan lập pháp tiểu bang độc lập để duy trì quyền lực sau cuộc bầu cử năm 2020.

Đảng Cộng hòa North Carolina đã chờ đợi một thế kỷ để tước quyền lực chính trị khỏi tay các đảng viên Đảng Dân chủ và họ cảm thấy bực bội khi bị các tòa án tiểu bang tiếp tục can thiệp vào việc theo đuổi chương trình nghị sự cực đoan của họ.

Đây chính thức là điểm khởi đầu của cuộc chiến phân chia quyền lực giữa ngành tư pháp và ngành lập pháp tiểu bang, và điều dễ nhận thấy nhất trong tương lai gần, khi Hạ Viện trong tay đảng Cộng Hòa và thế đa số cũng trong tay các thẩm phán Taliban trong Tòa án Tối cao, họ sẽ vừa công khai vừa kín đáo chen chân vào các vụ thưa kiện giống như của tiểu bang North Carolina thì chẳng mấy chốc các tiểu bang đỏ sẽ thi nhau đòi hỏi, thưa kiện khắp nơi để đòi tách quyền lực của các tòa án ra khỏi nhánh hành pháp.

Khi viễn cảnh đáng sợ này trở thành sự thật, tức các tòa án tiểu bang không còn bổn phận hay không được phép giám sát các quyết định của các nhà lập pháp Cộng Hòa, thì ngay lập tức các đảng viên Cộng Hòa sẽ xúc tiến hủy bỏ các phán quyết gần đây của tòa án tối cao tiểu bang mà họ không thích trong khi vẫn giữ lại những phán quyết mà họ thích.

Kế đó, điều này sẽ mang lại cho các đồng minh của Đảng Cộng hòa trong khối bảo thủ của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sự linh hoạt tối đa để bẻ cong các tranh chấp bầu cử trong tương lai theo cách thức của Đảng Cộng Hòa.

Lời kết:

Nếu vụ Moore kiện Harper đem lại chiến thắng cho các đảng viên Cộng Hòa North Carolina, điều này đồng nghĩa là các thẩm phán Taliban đã làm trái ngược với văn bản và cấu trúc của Hiến pháp, không phù hợp với ý nghĩa ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, coi thường tiền lệ của Tòa án này và có khả năng gây tổn hại cho nền dân chủ Hoa Kỳ.

Người Mỹ đang ở vào thời điểm nguy hiểm trong nỗ lực chữa lành và phục hồi khỏi Chủ nghĩa Trump. Tòa án Tối cao sẽ sớm quyết định liệu các cơ quan lập pháp của các tiểu bang có quyền bác bỏ kết quả của các cuộc bầu cử dân chủ hay không. Về bản chất, nếu tòa án quyết định ủng hộ học thuyết “cơ quan lập pháp nhà nước độc lập“, thì Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ cao trở thành một “nền dân chủ giả tạo” được quản lý theo khuôn mẫu của Nga của Vladimir Putin hoặc Hungary của Viktor Orbán.

Việt Linh 02.12.2022

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img