Thursday, December 7, 2023
spot_img

ABRAHAM LINCOLN ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG KẺ NỔI LOẠN NHƯ THẾ NÀO?

  • Nước Mỹ có thể hứng chịu cùng lúc 3 làn sóng dịch ngay đầu năm mới
  • Pfizer công bố thuốc uống điều trị Covid-19 hiệu quả gần 90%
  • Trump đang gặp rắc rối, các luật sư còn lại đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt
  • Vụ tai nạn mỏ than đá rúng động nước Nga, Tài phiệt than đá bị bắt
  • Mỹ công bố tài liệu vụ ám sát cố Tổng thống John Fitzgerald Kennedy
  • Nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới thứ ba nếu nước Nga tấn công Ukraine
  • Mỹ giáng đòn trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc
  • Thế giới mệt mỏi, lo âu vì “cơn ác mộng” Covid-19 kéo dài
  • Ai là người được kính trọng nhất thế giới năm 2021?
  • Những kẻ chống vaccine cực hữu tại Đức bị bắt với âm mưu sát hại quan chức chính phủ bằng cung tên và súng
  • ABRAHAM LINCOLN ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG KẺ NỔI LOẠN NHƯ THẾ NÀO?

Nước Mỹ có thể hứng chịu cùng lúc 3 làn sóng dịch ngay đầu năm mới

Các chuyên gia y tế cảnh báo Mỹ có thể hứng chịu số ca nhiễm Omicron tăng đột biến ngay khi bước vào tháng 1/2022, cùng với sự càn quét của biến chủng Delta và virus cúm cùng lúc.

Theo CDC, số ca nhiễm Omicron đã tăng gấp 7 lần chỉ trong một tuần. Với tốc độ lây lan như vậy, biến chủng này có thể tạo ra áp lực lên hệ thống y tế vốn đã căng thẳng ở nhiều nơi.

Dựa trên dữ liệu cho đến nay, họ nói việc tiêm nhắc lại các loại vaccine hiện có vẫn là vũ khí hiệu quả để chống lại Omicron.

Các quan chức nhấn mạnh rằng, những người đã được chích ngừa đầy đủ và được chích mũi tăng cường có khả năng cao tránh được bệnh nặng hoặc tử vong nếu nhiễm Omicron.

Phát biểu ngày 14/12 trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Today” của NBC, Giám đốc CDC Walensky nhấn mạnh rằng Omicron dễ lây lan hơn, nhưng “hiện tại chúng ta vẫn có công cụ vaccine” để giữ an toàn cho người Mỹ.

………………………………………….

Pfizer công bố thuốc uống điều trị Covid-19 hiệu quả gần 90%

Ngày 14/12, hãng dược Mỹ Pfizer đã công bố kết quả phân tích thuốc trị Covid-19 do họ điều chế cho thấy nó đạt hiệu quả ở mức gần 90% trong việc ngăn nhập viện và tử vong với người bệnh nguy cơ cao.

Thêm vào đó, các dữ liệu phòng thí nghiệm gần đây cho thấy, thuốc của Pfizer vẫn duy trì sự hiệu quả với biến thể mới, Omicron.

Hãng dược phẩm Mỹ cho biết, thuốc uống mang tên Paxlovid của họ đạt hiệu quả 89% ngăn chặn triệu chứng nặng và tử vong trong một nghiên cứu có 1.200 người tham gia. Dữ liệu công bố ngày hôm nay được thực hiện thêm trên 1.000 người. Không có ai trong nghiên cứu sử dụng thuốc của Pfizer bị tử vong.

Đó là một kết quả tuyệt vời. Nếu thuốc được uống nhanh chóng sau khi bị lây nhiễm, nó có thể làm giảm sự lây lan đáng kể.

………………………………………….

Trump đang gặp rắc rối, các luật sư còn lại đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt

Các nhà điều tra đang tăng cường điều tra tội phạm đối với Donald Trump, một số chuyên gia pháp lý cho rằng Trump thậm chí có thể không tin tưởng vào số ít luật sư còn lại để giúp đỡ mình.

Các chuyên gia pháp lý Donald Ayer và Norm Eisen cho rằng hành vi trốn tránh trách nhiệm pháp lý kéo dài hàng thập niên của Trump cuối cùng có thể đã kết thúc nhờ nhiều cuộc điều tra mà ông ta sẽ phải đối mặt.

Mặc dù Trump trong quá khứ đã thuê các luật sư hàng đầu để giúp ông ta thoát khỏi rắc rối, nhưng trong thời điểm hiện tại, những “người hỗ trợ pháp lý” còn lại của Donald Trump có thể gặp khó khăn khi tiếp tục ở lại bên cạnh ông ta do những rắc rối riêng của họ.

Thẩm phán James E. Boasberg của Tòa án Quận DC gần đây đã ra lệnh cho luật sư Erick Kaardal phải đến trình diện tại  một ủy ban khiếu nại của tòa án để có thể bị trừng phạt vì Kaardal đã đệ đơn một vụ kiện bị cáo buộc không có thật về vấn đề tấn công kết quả bầu cử tháng 11.2020″. Rudy Giuliani thì đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn khi vào cuối tuần trước, các báo cáo tin tức chỉ ra rằng các công tố viên liên bang ở Manhattan đã tiếp tục cuộc điều tra của họ về việc liệu Giuliani có vi phạm luật liên bang trong các giao dịch Ukraine của mình hay không, điều này đã dẫn đến cuộc luận tội đầu tiên của Donald Trump.

Các bản cáo trạng và những lời kết tội liên quan đến Donald Trump vẫn đang làm việc trong bí mật, và tính đến thời điểm này, các công tố viên dường như đang chuẩn bị đưa ra những cáo buộc hình sự công khai.

Tuy nhiên, hai nhà chuyên gia pháp lý Donald Ayer và Norm Eisen nhận định rằng: “Các công tố viên liên bang đang có rất nhiều bằng chứng trong tay, họ có thể đưa ra cùng lúc nhiều cáo trạng khác nhau, nhưng những điều này không có nghĩa là việc thực thi công lý sẽ dễ dàng – với tư cách là một doanh nhân tư nhân, Donald Trump từng nổi tiếng với việc sử dụng luật pháp như một thứ vũ khí lợi hại để bảo vệ bản thân và cũng dùng nó để hạ bệ những đối thủ. Nhưng các bức tường dường như đang nhanh chóng đóng lại. Nếu đúng như vậy, cuối cùng luật pháp cũng có thể đánh dấu sự kết thúc đối với sự gian xảo, chuyên quyền của một cựu tổng thống đặc biệt trong lịch sử của nước Mỹ. Người Mỹ có quyền hy vọng và trông đợi vào luật pháp nghiêm minh có thể được thực thi, dù không có gì chắc chắn lắm rằng Bộ Tư Pháp sẽ ủng hộ hay sẽ khoanh tay quay lưng với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bộ mặt của một quốc gia. Chúng ta hãy chờ xem.”

………………………………………….

Vụ tai nạn mỏ than đá rúng động nước Nga, Tài phiệt than đá bị bắt

Giới điều tra Nga vừa bắt giữ ông trùm than đá Mikhail Fedyayev vì những vi phạm của ông này dẫn đến vụ nổ mỏ than khiến 51 người tử vong hồi tháng 11.

Ủy ban Điều tra Nga, cho biết họ đã khởi tố tài phiệt Fedyayev, ông chủ của công ty SDS-Ugol và 3 người khác vì những hành vi vi phạm “những yêu cầu về an toàn của ngành than đá” và “lạm quyền” đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là vụ tai nạn mỏ than Listvyazhnaya ở Siberia hồi tháng trước.

Đây là lần đầu tiên giới điều tra Nga bắt giữ chủ sở hữu một khu mỏ dù nước này đã chứng kiến một số vụ nổ hầm mỏ chết người trong những năm gần đây.

Tài phiệt Fedyayev, 59 tuổi, được biết đến là người có quan hệ tốt với giới chính trị. SDS-Ugol là một trong những nhà sản xuất than đá lớn nhất của Nga với tài sản được định giá ở mức 550 triệu USD.

Được biết, con trai ông Fedyayev là một nghị sĩ cấp cao của đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền tại Duma Quốc gia Hạ viện Nga.

………………………………………….

Mỹ công bố tài liệu vụ ám sát cố Tổng thống John Fitzgerald Kennedy

Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ ngày 15-12 công bố gần 1.500 tài liệu liên quan cuộc điều tra vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy năm 1963.

Cuộc điều tra vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy ngày 22-11-1963 do chính phủ Mỹ thực hiện. Nghi phạm Lee Harvey Oswald bị cáo buộc bắn TT Kennedy khi vị cố tổng thống đi qua TP Dallas thuộc tiểu bang Texas.

Một bản điện tín của CIA mô tả lần Oswald gọi điện cho Đại sứ quán Liên Xô trong khi ở Mexico City để yêu cầu cấp thị thực thăm Liên Xô. Oswald cũng được cho là đã tới Đại sứ quán Cuba. Vào ngày 3-10-1963, hơn 1 tháng trước vụ ám sát ông Kennedy, Oswald đã lái xe trở lại Mỹ thông qua biên giới bang Texas.

Một ngày sau vụ ám sát ông Kennedy, một cuộc gọi điện thoại bị chặn ở Mexico City cho thấy Oswald đã liên lạc với một sĩ quan của Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB) trong khi ở tại Đại sứ quán Liên Xô vào tháng 9 năm đó.

Sau vụ ám sát ông Kennedy, nhà chức trách Mexico đã bắt giữ một nhân viên Mexico tại Đại sứ quán Cuba từng liên lạc với Oswald.

Những tiết lộ vừa được công bố khiến cho người ngây thơ nhất cũng phải nhận ra chân tướng của vấn đề, đó là vụ ám sát một vị TT Mỹ có liên quan đến nước Nga (tức Liên Xô trước đây) và cơ quan phản gián KGB của Nga, và bây giờ, quay trở lại năm 2017, chắc quý vị thính giả và cả tôi bây giờ mới hiểu tại sao, vào năm 2017, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã cố gắng ngăn cản việc công bố hàng ngàn tài liệu liên quan tới vụ ám sát cố TT Kennedy của của CIA và FBI. Donald Trump khi đó cho rằng nếu tiết lộ những nguyên nhân nào dẫn đến vụ ám sát cố TT Kennedy “có khả năng gây ra tổn hại không thể cứu vãn” của nước Mỹ và một quốc gia quan trọng.

Giờ thì người dân Mỹ đã biết những tổn hại có thể có là ở phía nào, và quốc gia quan trọng đó là nước Nga với một Putin mà Trump bằng mọi cách phải giữ uy tín và quan hệ tốt nhất có thể.

………………………………………….

Nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới thứ ba nếu nước Nga tấn công Ukraine

Một bộ trưởng của chính phủ Ukraine cảnh báo rằng, một cuộc tấn công toàn diện của Nga vào Ukraine sẽ làm lan rộng xung đột trên khắp châu Âu và thậm chí có thể gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba.

Yuliia Laputina, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề cựu chiến binh, người từng là sĩ quan cấp cao trong lực lượng MI5 của Ukraine nói rằng, Ukraine sẵn sàng tự vệ nếu Moscow tiến hành một cuộc tấn công.

Khi được hỏi liệu có khả năng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba hay không, Bộ trưởng Laputina nói: “Rất có khả năng vì về mặt địa chính trị đây là một kịch bản có thể xảy ra. Vậy nên, chúng ta nên chú ý đến vấn đề Ukraine vì an ninh của đất nước“.

Bà Laputina cho biết, phần lớn trong số 400.000 cựu binh mạnh mẽ của Ukraine, từ 20 đến khoảng 60 tuổi, sẽ sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp cần thiết.

Nhiều thanh niên tình nguyện đã đăng ký tham gia bảo vệ đất nước khi lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn chiếm lãnh thổ ở phía Đông Ukraine và Nga sáp nhập Bán đảo Crimea vào năm 2014.

Khi được hỏi bà có nghĩ rằng Ukraine có thể chống lại một cuộc tấn công lớn của Nga hay không, Bộ trưởng Laputina nói: “Ngay cả trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự, tôi nghĩ chúng tôi sẽ thành công vì chúng tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu“./.

………………………………………….

Mỹ giáng đòn trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc

Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt một số nhà sản xuất thuốc giảm đau chứa chất gây nghiện của Trung Quốc, để kiềm chế nạn nghiện thuốc giảm đau đã giết chết 100.000 người Mỹ năm 2020.

Nhiều người nghiện tại Mỹ đang có xu hướng chuyển sang sử dụng thuốc rẻ tiền hơn mua trực tuyến từ nước ngoài. Để đối phó với tình trạng này, Tổng thống Joe Biden ngày 15/12 đã ký một lệnh hành pháp giúp Mỹ dễ dàng hơn khi nhắm mục tiêu vào các bên bán thuốc lậu từ nước ngoài.

Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố rằng: “Hành động trên “sẽ giúp phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và mạng lưới tài chính cho phép các chất có chứa thuốc phiện và tiền chất có thể đến được Mỹ“.

Theo lệnh hành pháp mới, Bộ Tài chính đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bốn công ty hóa chất Trung Quốc và một cá nhân, Chuen Fat Yip – người mà họ mô tả là “một trong những nhà sản xuất steroid đồng hóa lớn nhất thế giới”.

Bộ Ngoại giao cũng đưa ra đề nghị thưởng lên tới 5 triệu USD cho việc bắt giữ người đàn ông 68 tuổi, được cho là sống ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Hơn 100.000 người Mỹ đã chết trong vòng 12 tháng tính đến tháng 4 do sử dụng quá liều thuốc giảm đau. Các công ty dược phẩm bị trừng phạt được cho là góp phần gây nên tình trạng này vì đã quảng bá việc sử dụng thuốc và mức độ sẵn sàng cung cấp thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc.

………………………………………….

Thế giới mệt mỏi, lo âu vì “cơn ác mộng” Covid-19 kéo dài

Dù chưa rõ mối đe dọa thực sự từ biến chủng Omicron nhưng nỗi sợ hãi về “bóng ma đại dịch” và việc chính phủ các nước nhanh chóng áp đặt các hạn chế trở lại đã làm người dân khắp thế giới lo lắng trước mùa lễ Giáng Sinh và Năm Mới 2022.

Sự hoang mang của nhân loại khi phải hứng chịu đợt đại dịch lần thứ 5 với các ca nhiễm biến thể Delta tăng mạnh, cùng mối lo ngại về biến thể mới Omicron, đang làm bùng lên tâm lý chán chường và giận dữ âm ỉ tại nhiều nơi trên thế giới.

Một hệ thống y tế không chắc chắn khiến mối lo sợ Covid-19 càng tăng lên, thể hiện rõ đến nỗi ngay cả khi chưa ai thực sự hiểu rõ biến chủng Omicron có nguy hiểm hay không, thì một số quốc gia nước đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp hạn chế trở lại.

Vaccine, dù là một câu chuyện thành công, nhưng cho đến nay thật sự chưa thành công như kỳ vọng là giúp chấm dứt đại dịch, là bởi sự do dự của người dân tại nhiều quốc gia và những thuyết âm mưu, tin giả về vaccine lan tràn trên các hệ thống mạng xã hội. Các quốc gia phản ứng chống dịch theo những cách khác nhau mà không có logic rõ ràng nào. Nỗi lo lắng, cô đơn và chán nản lan rộng. Chúng ta có cảm giác rằng, đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài, như những bệnh dịch cũ trước đây.

Ngay cả ở Trung Quốc, nơi không ghi nhận ca tử vong nào do Covid-19 kể từ tháng 1, một số người thừa nhận luôn cảm thấy mệt mỏi vì các biện pháp chống dịch của chính phủ dù chúng giúp họ an toàn hơn.

Theo NYT, cảm giác buồn chán vô tận đó, cùng với mối lo ngày càng tăng do đại dịch, dẫn đến nhiều người bị trầm cảm hơn tại Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ thời gian hơn một năm trở lại đây.

Và rõ ràng, sau 2 năm áp dụng chính sách chống dịch nghiêm ngặt chưa từng có tại nhiều quốc gia, khả năng phục hồi của con người đã giảm dần.

Điều đó chắc chắn sẽ đặt ra những thách thức mới cho các nhà lãnh đạo trên thế giới đang cố bảo vệ người dân và các nền kinh tế. Liệu người dân, vốn đã quá mệt mỏi với Covid-19, có tuân theo những lệnh hạn chế mới, có nguy cơ buộc họ, gia đình và bạn bè tiếp tục phải chấp nhận bị giãn cách xã hội hay không?

Câu hỏi về chiến lược chống dịch sẽ như thế nào khi sức khỏe lẫn tinh thần của mọi người trở nên kiệt quệ, đang đẩy các nhà lãnh đạo vào một tình thế khó xử khi đại dịch bước sang năm thứ ba. 

Tôi cho rằng mọi việc sẽ trở nên tồi tệ hơn, đại dịch sẽ không dừng lại, và sẽ khiến cuộc sống trở nên nghiêm trọng hơn.

Đã có những tiến bộ thực sự trong cuộc chiến chống đại dịch. Một năm trước, chiến dịch chích vaccine đang ở giai đoạn sơ khai, và cho đến nay, thì đã có khoảng 47% dân số thế giới đã được chích đầy đủ ít nhất là 2 mũi vaccine. Dù số ca nhiễm vẫn còn cao, nhưng tỷ lệ tử vong đã giảm xuống. Tuy nhiên, vấn đề là cuộc sống của chúng ta dường như vẫn đang bị mất kiểm soát.

Đại dịch không chỉ thay đổi lối sống và suy nghĩ, nhận thức của con người mà đôi khi còn làm bùng lên những thuyết âm mưu, tin giả đáng sợ. Và rất nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có được câu trả lời.

Làm thế nào để có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của các biến thể, sự nguy hiểm và mức độ lây lan của nó để quyết định cảnh báo, đóng cửa hay mở cửa trở lại? 

Làm gì trước tình trạng bất bình đẳng rõ rệt trong phân phối vaccine trên toàn thế giới? 

Làm thế nào để tránh khỏi nỗi ám ảnh từ những khẩu trang bỏ đi bị vứt vương vãi trên đường phố?

Cuộc sống hiện tại như một vòng xoáy. Trường học mở cửa rồi lại đóng cửa. Việc đi lại có dễ dàng hơn nhưng vẫn chưa giống như trước đây. Tình trạng Covid-19 dường như chắc chắn sẽ vẫn kéo dài, và dấu hiệu đáng ngại mới nhất là ngay cả những người đã khỏi bệnh hoặc đã chích đủ hai mũi vaccine vẫn có thể bị nhiễm với biến thể mới Omicron, dù với triệu chứng không nặng.

Một cuộc sống không có khẩu trang dường như là một điều xa xỉ, khó khăn đối với chúng ta trong thời điểm hiện tại.

Ngay khi đại dịch vừa bắt đầu, một số quốc gia đã xem thường đại dịch và xuyên tạc mức độ nguy hiểm của nó, điển hình là một nước Mỹ với người lãnh đạo cao nhất đã nói khác đi nhằm làm giảm sự nguy hiểm của virus và có những tuyên bố phản khoa học, niềm tin đã bị sứt mẻ, con người đã bị chậm chân. Do đó, khó có thể tìm kiếm được một phản ứng gắn kết toàn cầu.

Trung Quốc là quốc gia cuối cùng vẫn kiên quyết theo đuổi chính sách “Zero Covid”, hầu như đóng cửa biên giới và xét nghiệm hàng loạt, phong tỏa nhanh và truy dấu vết rất giỏi nên dù dân số của họ đông nhất thế giới nhưng họ đã giữ được sự an toàn tối đa cho người dân của họ với chính sách kiểm tra gắt gao, và trong một quốc gia cộng sản với công an trị, họ đã thành công trong việc khiến người dân phải vâng lời, không ai dám biểu tình, xuống đường, chống đeo khẩu trang, chống vaccine, hoàn toàn không. Liệu các quốc gia tự do có làm được điều như vậy hay không?

Liên Hiệp Châu Âu (EU) gồm 27 quốc gia đang chia rẽ về việc có bắt buộc phải chích vaccine hay không, và chính nội bộ liên minh này cũng thực hiện các chính sách rất khác nhau: các sân vận động bóng đá vắng bóng người ở Đức, nơi tỷ lệ lây nhiễm đang tăng cao, nhưng những sân bóng đá vẫn đông đúc ở Pháp, nơi tỷ lệ lây nhiễm cũng tăng cao do nước này phải vận động cho một cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 4/2022, có lẽ vì không muốn tạo sự giận dữ, khó chịu bởi người dân trước cuộc bầu cử chăng?

Nước Anh của Thủ tướng Boris Johnson, đang loay hoay giữa cố gắng đi tới để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng hay quay lại những hạn chế chống dịch để ngăn biến chủng Omicron, vẫn chưa biết.

Tại Brazil, nơi Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn luôn giảm nhẹ mối đe dọa của đại dịch, số người chết đã giảm xuống dưới 300/ngày từ con số kinh hoàng 3.000 người vào tháng 4. Các buổi lễ hội âm nhạc Samba đã trở lại trên đường phố. Nước này cũng có kế hoạch bắn pháo hoa tại bãi biển Copacabana để đánh dấu năm mới 2022 nếu không xảy ra làn sóng dịch mới nghiêm trọng.

Tại Italy, một trong những tâm dịch đầu tiên ở Châu Âu, việc tiếp cận mọi thứ từ rạp chiếu phim cho đến làm việc tại văn phòng đã bị hạn chế nghiêm ngặt đối với bất kỳ ai không có “thẻ xanh” chứng nhận đã chích vaccine đầy đủ. Chính phủ đang hứa hẹn một lễ Giáng sinh “nửa bình thường” và không cần phải áp dụng các biện pháp phong tỏa. Tuy vậy, một không khí ảm đạm vẫn phủ bóng lên khắp cả nước.

Tỷ lệ lo âu và trầm cảm đã tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch bắt đầu. Đối với những người dưới 18 tuổi, con số này là 25%, đó là một tỷ lệ rất cao đi cùng với những thuyết âm mưu, tin giả khắp nơi, xã hội càng chia rẽ nhiều hơn, còn đại dịch, thì lại giúp người giàu càng giàu thêm trong khi người nghèo càng nghèo hơn.

………………………………………….

Ai là người được kính trọng nhất thế giới năm 2021?

Kết quả của một cuộc thăm dò do công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường, YouGov thực hiện cho chúng ta biết những người được kính trọng nhất thế giới trong năm 2021.

Theo đó, cuộc khảo sát được thực hiện với hơn 42.000 người ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đứng đầu danh sách những người đàn ông là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và người phụ nữ được kính trọng nhất năm 2021 là bà Michelle Obama. 

Ông Obama đã giành được vị trí dẫn đầu từ người từng giữ vị trí này trong nhiều năm là tỷ phú Bill Gates.

Tổng thống Nga Vladimir Putin lọt vào top 10 những người đàn ông được kính trọng nhất thế giới năm 2021, ông tăng 3 bậc trong năm nay và giành vị trí thứ 9 theo kết quả của cuộc khảo sát.

Ngoài ra, danh sách 10 người được kính trọng nhất năm 2021 có người sáng lập Microsoft Bill Gates, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, nam diễn viên Jackie Chan, Elon Musk,  CEO của Tesla.

Trong khi đó, những người phụ nữ được kính trọng nhất là nữ diễn viên kiêm đại diện đặc biệt của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Angelina Jolie, Nữ hoàng Vương quốc Anh Elizabeth II, người dẫn chương trình truyền hình Oprah Winfrey, các nữ diễn viên Scarlett Johansson, Emma Watson, Priyanka Chopra, nữ ca sĩ Taylor Swift, cựu thủ tướng Đức Angela Merkel và nhà hoạt động nhân quyền Malala Yousafzai.

………………………………………….

Những kẻ chống vaccine cực hữu tại Đức bị bắt với âm mưu sát hại quan chức chính phủ bằng cung tên và súng

Những người chống vaccine đã trở nên tồi tệ ở Châu Âu đến mức thành phố Dresden, Đức ngăn chặn được một âm mưu sát hại một quan chức chính phủ đang phụ trách nhiệm vụ chích vaccine, cảnh sát đã tịch thu một kho vũ khí bao gồm cung tên, súng là những thứ vũ khí có thể được sử dụng để giết người trong các cuộc đột kích vào sáng sớm có liên quan đến một nhóm chống vắc-xin cánh hữu. 

Theo báo cáo, âm mưu đã được tổ chức trên dịch vụ nhắn tin Telegram và nhắm mục tiêu vào Thủ tướng Sachsen, Michael Kretschmer, người đã khởi xướng một cuộc giãn cách xã hội gắt gao, thúc đẩy chích vaccine bắt buộc trên cả nước để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Nhóm khủng bố có khoảng 130 thành viên, thúc đẩy tuyên truyền chống vaccine tại nước Đức và bác bỏ tất cả các biện pháp ngăn chặn sự lây lan hoặc tiêm chủng của chính phủ.

Nước Đức được coi là “tâm chấn mới” của làn sóng châu Âu với việc các cơ quan y tế dự kiến ​​sẽ có 6.000 người được chăm sóc đặc biệt trong dịp lễ Giáng sinh ngay cả khi bị giãn cách xã hội gắt gao. Đặc biệt, tiểu bang Sachsen có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong cả nước và nó đã trở thành tâm điểm của một đợt bùng phát biến thể Delta.

Do bị những thuyết âm mưu, tin giả được tuyên truyền chống vaccine, nước Đức là quốc gia có tỷ lệ chích ngừa thấp nhất ở Châu Âu. 

Cảnh sát cho biết, những thành phần cực đoan ngày càng trở nên thù địch hơn, và họ chuẩn bị sử dụng “vũ khí” nếu cần.

Báo cáo cho biết, nhóm cực hữu này có tên là Dresden Offlinevernetzung (dịch sang tiếng Anh được gọi là Dresden Offline Networking), có khoảng 130 thành viên, tất cả đều theo chủ trương chống vaccine cực hữu. 

Cơ quan tình báo của Đức, được gọi là LKA, xác nhận rằng họ đã thâm nhập vào diễn đàn Telegram để xác định chính xác nơi thực hiện các cuộc đột kích.

Trong một diễn biến khác ở Đức, hôm thứ Tư, cảnh sát xác nhận rằng có nhiều quan chức chính phủ và các hãng truyền thông đã nhận được những khúc thịt sống được bọc trong giấy nhôm với các thông điệp đe dọa vì đã ủng hộ các hạn chế Covid-19.

Một trong những bức thư đi kèm với miếng thịt ghi rằng: “Thịt bị nhiễm virus Covid-19 và Zyklon B phát xạ,” theo phát ngôn viên cảnh sát Berlin. (Zyklon B là chất kịch độc mà Đức Quốc xã Hitler sử dụng để sát hại hàng triệu người Do Thái trong phòng hơi ngạt tại các trại tập trung trong Thế chiến thứ hai.)

………………………………………….

ABRAHAM LINCOLN ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG KẺ NỔI LOẠN NHƯ THẾ NÀO?

Trong lịch sử nước Mỹ, chỉ có một vị tổng thống duy nhất, đã thắng một cuộc bầu cử quốc gia, chỉ để chứng kiến ​​một tỷ lệ lớn đất nước từ chối hoàn toàn tham gia vào nền dân chủ của chúng ta hơn là chấp nhận kết quả. Tất nhiên, vị tổng thống đó là Abraham Lincoln. Ông đã đưa ra một kết luận không thể nào chính xác hơn khi nói rằng, những kẻ âm mưu trong một kế hoạch bất hợp pháp nhằm giành lấy quyền lực, gây tổn thương đến nền dân chủ phải bị trục xuất vĩnh viễn khỏi chính trường. 

Đó là một bài học đáng giá mà hầu như những người kế nhiệm Abraham Lincoln đã quên, cũng đơn giản, bởi vì từ đó đến nay, nước Mỹ chưa bao giờ phải chứng kiến những cảnh tượng đáng xấu hổ, gây ô nhục cho đất nước và cũng chưa có vị tổng thống nào bị thất cử, thua trận lại không thừa nhận thất bại của mình, duy nhất chỉ có một người, và có lẽ là người duy nhất, bây giờ và mãi mãi, đó là Donald Trump, và bây giờ, có lẽ là thời điểm chính xác nhất mà người Mỹ cần nhìn lại bài học quý giá từ kết luận của Abraham Lincoln trong thế kỷ 21.

Chắc chắn là có những khác biệt giữa tình huống Abraham Lincoln phải đối mặt ngày xưa và những gì TT Joe Biden phải đối mặt ngày nay. Chiến thắng của Abraham Lincoln trong cuộc bầu cử năm 1860 đã gây tranh cãi vì chủ trương phản đối chế độ nô lệ của Lincoln. Không ai khẳng định về kết quả của cuộc bầu cử là gian lận cả – duy nhất chỉ có một số vùng của đất nước tỏ ra khinh thường ông, vì ông là đảng viên Đảng Cộng hòa, với tên của Lincoln bị bỏ trống trên lá phiếu ở hầu hết các tiểu bang miền Nam. 

Hơn nữa, hậu quả của chiến thắng của Abraham Lincoln đã dẫn đến một cuộc nội chiến theo đúng nghĩa đen, và bất chấp một số dự đoán thảm khốc trong thời hiện tại, nước Mỹ vẫn chưa xảy ra những điều tồi tệ giống như một cuộc nội chiến đã xảy ra trước đây.

Trong khi cuộc bầu cử năm 1860 đã trực tiếp xé nát nước Mỹ vì một vấn đề nghiêm trọng và gây chia rẽ cao độ, đó là chế độ nô lệ, thì cuộc bầu cử năm 2020 đã xé nát nước Mỹ theo một cách khác, thảm hại hơn, chia rẽ lòng dân, chính trị phân cực và gây ra một mối đe dọa lớn đối với nền dân chủ phần lớn vì cái tôi bị tổn hại của một ứng cử viên bị rối loạn nhân cách nhưng lại có tự ái cao hơn cả Denali, tên của ngọn núi cao nhất của nước Mỹ tại tiểu bang Alaska.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, chúng ta thấy một phe bị thua cử, bác bỏ kết quả của một cuộc bầu cử thất bại, và hành động đó đóng vai trò là chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng về tính chính danh dân chủ. Và TT Abraham Lincoln phải đối mặt với một cuộc nổi dậy bạo lực, theo đúng nghĩa đen gây ra xung đột vũ trang, dẫn đến hàng trăm ngàn người chết. Và những gì TT Joe Biden phải đối mặt ngày nay, khó xác định hơn, nhưng có vẻ dường như là một nỗ lực nhằm phá bỏ các quy tắc dân chủ trên thực tế trong khi vẫn duy trì sự ủng hộ không chính thức đối với hiến pháp của đất nước và giữ vững các thể chế hiện có trước khi những kẻ phản kháng có được tất cả quyền lực trong tay, và những gì họ sẽ làm sau đó thì chưa có chuyên gia luật pháp nào có thể nghĩ đến cả.

Nếu chẳng may, nước Mỹ rơi vào tình cảnh một nhà nước chuyên quyền, độc tài lên cầm quyền, không ai biết rằng liệu hiến pháp có bị đổi mới hay không, liệu nền dân chủ của đất nước có còn được duy trì dù bị tước đoạt nhiều thứ hay sẽ chuyển hẳn sang một chế độ chuyên chế, độc tài, cảnh sát trị tương tự như Trung Quốc? Rất đáng sợ, không ai dám hình dung ra những cảnh tượng đó có thể xảy ra tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nhưng thực tế, là không điều gì là không thể.

Câu hỏi chính trị được đưa ra trong cả hai trường hợp của hai thời đại cách nhau 161 năm trên cùng một đất nước và một bản hiến pháp không có mấy đổi khác, thì với mức độ sai phạm nặng đến cỡ nào mà một nền dân chủ có thể dung thứ cho những hành động của những kẻ muốn phá hủy nó? 

Có thể chấp nhận được bao nhiêu sự thách thức và phản kháng trước khi các thể chế dân chủ mất hết quyền hành có ý nghĩa?

Chúng ta không bao giờ có thể biết Abraham Lincoln sẽ điều hành đất nước như thế nào trong thời kỳ Tái thiết, vì ông đã bị ám sát ngay sau khi Liên minh miền Nam đầu hàng. Nhưng khi tiến hành cuộc chiến chống lại các quốc gia ly khai vào năm 1861, Abraham Lincoln đã hành động dứt khoát để cứu lấy nền dân chủ, đây là điều mà người tiền nhiệm James Buchanan rõ ràng không muốn làm. Abraham Lincoln đã coi tính hợp pháp của mình với tư cách là nhà lãnh đạo dân chủ của toàn quốc là điều không ai có thể nghi ngờ.

Dựa trên các chính sách hòa giải mà Abraham Lincoln đã thảo luận trong suốt cuộc đời của mình, rõ ràng ông đã có một chiến lược dự kiến ​​để đưa những người miền Nam cũ trở lại Liên minh bằng sự khoan dung và độ lượng, đối xử thân thiện và dễ dãi để cho các tiểu bang miền Nam bắt đầu tự cai trị trở lại sau khi họ chấp nhận bãi bỏ chế độ nô lệ. Nhưng những đảng viên Cộng hòa cấp tiến không đồng ý với Abraham Lincoln, họ chỉ muốn có một đường lối cứng rắn hơn nhiều để chống lại những người Liên minh miền Nam.

Giáo sư luật, Laurence Tribe của Đại học Harvard nói rằng: “Các đạo luật do Quốc hội ban hành nhằm ngăn cản các cựu lãnh đạo của Liên minh miền Nam thâu tóm quyền lực sau cuộc Nội chiến đã đem đến một bài học kinh nghiệm cho thời đại của chúng ta. Đó được xem là một tiền lệ tốt để ngăn chặn những người có hành vi bạo lực chống lại một chính phủ dân chủ. Nhưng rất tiếc, ở thời đại chúng ta, những người có trách nhiệm trong tam quyền phân lập đã không chịu nhìn thấy và thực hành bài học quý giá này“.

Bất kỳ ai xúi giục, kích động, hỗ trợ hoặc tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào bất kỳ cuộc nổi loạn hoặc nổi dậy nào để chống lại chính quyền liên bang của Hoa Kỳ hoặc vi phạm luật pháp của quốc gia, họ nên bị phạt tù không quá mười năm và sẽ không có khả năng nắm giữ bất kỳ chức vụ công quyền tại Hoa Kỳ.

Nếu thực thi pháp luật một cách nghiêm minh theo nguyên tắc này, thì người nào tham gia trực tiếp vào các cuộc nổi dậy phải bị trục xuất ra khỏi mọi đảng phái chính trị, không còn được được pháp hoạt động trong chính trường, điều này đã được bổ sung vào bản Hiến pháp thông qua Mục 3 của Tu chính án thứ 14, và một trong những sửa đổi này đã được thông qua ngay sau khi cuộc Nội chiến kết thúc. Mọi quốc gia thuộc Liên minh miền Nam trước đây đều phải phê chuẩn những sửa đổi này trước khi tái gia nhập Liên minh.

Tuy nhiên, sau cái chết của Abraham Lincoln, không có gì diễn ra theo kế hoạch. Tổng thống mới, Andrew Johnson, là một người miền Nam và là một người theo chủ nghĩa tối cao da trắng công khai. Dưới thời Andrew Johnson, cách tiếp cận của chính phủ “khá khoan dung về việc loại trừ hoặc cho phép những người Liên minh cũ trở lại nắm quyền“, mặc dù Tổng Thống của Liên minh miền Nam, Jefferson Davis bị cấm tranh cử, nhưng phó tổng thống của ông, Alexander H. Stephens – người đã đưa ra bài diễn văn nổi tiếng vào năm 1861, xác định rõ ràng chế độ nô lệ và quyền tối cao của người da trắng với chính nghĩa miền Nam – thì ông này vẫn được phép phục vụ với tư cách là một nghị sĩ tại Georgia cho đến cuối đời.

Câu hỏi là tại sao trong thời đại của chúng ta, thể chế tư pháp và hành pháp lại không dựa vào nguyên tắc này để giải quyết dứt điểm những mối đe dọa đến nền dân chủ của đất nước và của chính bản hiến pháp?

Nếu là một người đã tham gia vào một cuộc nổi dậy, thì không ai được phép trở thành Thượng nghị sĩ hoặc dân biểu trong Quốc hội, hoặc không được làm ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống của bất cứ đảng chính trị nào, không được nắm giữ bất kỳ chức vụ dân sự hoặc quân sự trong chính phủ, dù là chính phủ tiểu bang hay liên bang. 

Và lại thêm một câu hỏi, tại sao, công chúng Mỹ đã được biết một số các Thượng nghị sĩ, dân biểu đã có tham gia vào cuộc nổi loạn dưới nhiều hình thức và vị trí khác nhau, nhưng họ vẫn tiếp tục làm việc trong Quốc Hội như thể không có việc gì tồi tệ đã xảy ra, không ai quy trách nhiệm họ như những gì mà bản Hiến pháp thông qua Mục 3 của Tu chính án thứ 14 đã viết rõ?

Giáo sư Laurence Tribe đã giải thích lý do khó giải quyết theo đúng những quy tắc của bản hiến pháp vì những điều khoản đòi hỏi cần phải có 2/3 số phiếu để truất quyền và đưa ra khỏi Quốc Hội những Thượng nghị sĩ, dân biểu đã tham gia vào một cuộc nổi dậy, và đây là điều không thể khi tỷ lệ các nhà lập pháp của cả hai đảng suýt soát nhau và trong tình trạng chính trị phân cực như hiện nay thì lấy đâu ra tỷ số 2/3?

Giáo sư Laurence Tribe sau cùng đã bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn, viện dẫn những “bằng chứng rõ ràng và không thể chối cãi” rằng Trump và các đồng minh khác của Đảng Cộng hòa – bao gồm cả các thành viên Quốc hội – đã âm mưu lật ngược cuộc bầu cử năm 2020. Nếu thực hiện đúng các quy tắc trong bản Hiến Pháp, thì tất cả những người tham gia vào âm mưu đó, cần phải được điều tra và truy tố. 

Người Mỹ cần rút ra bài học quý giá, dựa vào những quy tắc có sẵn để thực thi pháp luật một cách công bằng và nghiêm minh, có như vậy thì luật nước và hiến pháp mới được tôn trọng, nền dân chủ mới được bảo toàn, nếu chúng ta bỏ qua những quy tắc đó, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm với tiền nhân, với lịch sử vì đã đánh mất nền dân chủ của đất nước khi không thực hiện đúng những gì hiến pháp đã quy định.

Tuy nhiên, điều thực sự đáng tiếc là không có dấu hiệu nào cho thấy TT Joe Biden hoặc Tổng chưởng lý Merrick Garland chú ý đến lời khuyên của các chuyên gia về luật pháp góp ý với chính phủ, dù khá kín đáo, nhưng họ cũng nhìn ra rằng dường như thể chế hành pháp và tư pháp hiện nay không muốn truy cứu Donald Trump. 

TT Joe Biden và Tổng chưởng lý Merrick Garland đang cố gắng bỏ qua một cơ hội hay có thể nói là cố tình né tránh một bài học quan trọng từ lịch sử Hoa Kỳ, đó là: “Không cho phép những kẻ phản bội thoát khỏi sự trừng phạt“.

Việt Linh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img