Friday, September 22, 2023
spot_img

Tập Cận Bình sang Việt Nam nhằm mục đích “Hán hóa”

Vietnam – Cali Today news – Báo chí Việt Nam cho biết vào khoảng chiều ngày 13/11/2017, Tổng bí thư, Chủ tịch cộng sản (CS) Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã rời Hà Nội, kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam diễn ra từ ngày 12 – 13/11, bất chấp sự phản đối không ít đến từ giới hoạt động Việt Nam…

Càng xa hẳn Phương Tây và sát gần hơn với Trung Quốc

Hôm qua ngày 12/11, lễ đón chính thức Tổng bí thư, Chủ tịch CS Trung Quốc ông Tập Cận Bình diễn ra vào lúc 16 giờ tại Phủ Chủ tịch CS Việt Nam, với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia là bắn 21 phát đại bác. Sau lễ đón chính thức, Tổng bí thư, Chủ tịch CS Trung Quốc ông Tập Cận Bình và Tổng bí thư CS Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm.

Cũng trong chiều ngày 12/11, Tổng bí thư, Chủ tịch CS Trung Quốc ông Tập Cận Bình cùng với Chủ tịch Quốc hội CS Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham dự lễ khánh thành Cung Hữu nghị Việt – Trung và lễ khai trương Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội.
Theo báo chí Việt Nam thuật lại, trong chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch CS Trung Quốc ông Tập Cận Bình, đại diện Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác, như bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai với sáng kiến Vành đai và con đường; bản ghi nhớ về việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thành lập nhóm công tác, hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc; thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc…

anh Phùng Thế Dũng với biểu ngữ phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam (ảnh Facebook Võ Hồng Ly)

Như đã nêu trên, ông Bình rời Việt Nam vào chiều ngày 13/11. Được biết, chuyến đến thăm Việt Nam lần này là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng bí thư, Chủ tịch CS Trung Quốc ông Tập Cận Bình kể từ sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước chuyến sang thăm lần này, vào hồi đầu tháng 11/2015, ông Bình cũng với cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch CS Trung Quốc sang thăm Việt Nam nhưng đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân ở Sài Gòn và Hà Nội đã tiến hành biểu tình suốt hai ngày liền bất chấp sự đàn áp.

Còn lần này, ông Bình sang thăm Việt Nam trùng với dịp ông Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng. Người dân Việt Nam, đặc biệt là giới hoạt động dân sự ở Việt Nam cũng đã thể hiện tinh thần không hoan nghênh nhưng do tình hình an ninh ở Việt Nam đang căng thẳng, không thuận lợi cho giới hoạt động nên việc biểu tình đã không diễn ra.

Tuy nhiên, một số nhà hoạt động vẫn thể hiện chính kiến trên các trang mạng xã hội cá nhân như trang Facebook. Anh Phùng Tiến Dũng, sinh sống và làm việc tại khu vực Hà Nội là một trong những người mà Cali Today muốn nói đến.

anh Phùng Thế Dũng với biểu ngữ phản đối Tập Cận Bình sang Việt Nam bằng tiếng Anh (ảnh Facebook Võ Hồng Ly)

Sở dĩ anh Dũng phản đối chuyến sang thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình là do:

“Nói về Tập Cận Bình và đất nước Trung Quốc thì từ trước đến nay họ luôn là một đất nước muốn xâm chiếm Việt Nam. Với việc gần đây nhất là họ cho xây những quần đảo nhân tạo nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, bắt rất nhiều ngư dân Việt Nam. Gã họ Tập sang Việt Nam theo tôi không chỉ sang đây hợp tác kinh tế mà còn mục đích nhằm “Hán hóa” và tìm cách can thiệp thành phần lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam, tức là gây ảnh hưởng lên nền chính trị của Việt Nam dễ khiến Việt Nam chúng ta không những phụ thuộc vào kinh tế mà còn phụ thuộc vào chính trị. Đây là điều tôi lo lắng, phản đối Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam vào dịp này.”- Lời của anh Dũng.

Anh Dũng cho biết, để công khai thể hiện bày tỏ quan điểm phản đối chuyến sang thăm của ông Tập Cận Bình là rất khó khăn bởi sự can thiệp mạnh tay đến từ lực lượng Công an, An ninh của chính quyền CS Hà Nội. Anh Dũng nói:

“Từ hôm bắt đầu APEC tổ chức và Tập Cận Bình sang thì chính quyền họ đã bắt và canh cửa những người bất đồng chính kiến, những người đấu tranh cho nền tự do dân chủ không phụ thuộc vào Trung Quốc. Họ không cho ai làm bất kỳ động thái gì, không để ai có thể ra ngoài được”

Anh Dũng cũng bày tỏ ít nhiều lo lắng bởi sau hành động này dự đoán anh sẽ gặp không ít áp lực đến từ nhà cầm quyền.

“Điều đấy là tức nhiên thôi, từ trước đến nay đặc biệt là những người bất đồng chính kiến, những người quan tâm đến hiện tình đất nước, yêu nước thì luôn bị trù dập bằng kinh tế, bằng sức ép về gia đình hoặc cao hơn là bị đánh đập và cao hơn nữa là bị bỏ tù, đây là tình cảnh của những người Việt Nam luôn mong muốn đất nước tốt đẹp lại bị như thế.”

Anh Dũng và giới hoạt động lo lắng từ trước đến giờ những thỏa thuận ký kết giữa giới cầm quyền CS Việt Nam và CS Trung Quốc luôn giữ bí mật, ít công khai nên người dân hạn chế được biết. Nhìn vào bối cảnh xã hội, chính trị Việt Nam hiện tại nhiều biến động như: việc Việt Nam cho mật thám sang tận nước Đức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gây chấn động quốc tế, đàn áp và bắt bỏ tù nhiều tiếng nói đòi hỏi dân chủ- nhân quyền, tranh chấp Biển Đông luôn bị CS Trung Quốc lấn lướt. Cuối cùng là về vấn đề kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại và du lịch lớn nhất của Việt Nam…v.v…Tất cả đã cho thấy một Việt Nam đang ngày càng xa hẳn Phương Tây và càng sát gần hơn với Trung Quốc, nguy cơ đi từ lệ thuộc đến việc sát nhập là rất lớn./.

THIÊN HÀ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img