Thursday, March 28, 2024

Chẳng đáng làm người

Calitoday News – Hai mươi chín năm trước, vào ngày 14/3 64 tử sỹ đã gục xuống khi cố gắng gìn giữ sự toàn vẹn lãnh thổ. Những tưởng công ơn của họ sẽ được khắc ghi. Vậy nhưng dưới chế độ CSVN, những sự hy sinh ấy không đáng được nhắc đến “vì đại cục”.

Chị Đỗ Thanh Vân, một trong những người bị đánh đập vì đã dám tiến hành lễ tưởng niệm các tử sỹ Gạc Ma ngày 14/3/2017. Ảnh: FacebookVào ngày 14/3/1988, bộ đội Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng chủ quyền tại các đảo: Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thì bất ngờ tàu chiến Trung Cộng đến. Họ cho lính lên đảo, cố giựt cho được lá cờ đã cắm xuống trước đó. Giữa đôi bên đã xảy ra xung đột.

Trước đó, từ đầu năm 1988, phía hải quân Trung Cộng đã thể hiện âm mưu bành trướng, muốn xâm chiếm các hòn đảo của Việt Nam tại Trường Sa bằng cách liên tục đưa các tàu chiến đến các đảo của Việt Nam để khiêu khích. Trước tình hình đó, quân đội Việt Nam đã đưa công binh lên các đảo Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma để xây dựng nhằm khẳng định chủ quyền.

Nhiệm vụ của họ chỉ là xây dựng, không mang theo súng và lệnh mà những công binh này nhận được là không được nổ súng trong bất kỳ tình huống nào. Người ra lệnh không cho bộ đội nổ súng chính là Lê Đức Anh-đại tướng quân đội CSVN, người sau này trở thành Chủ tịch nước.

Quay lại trận xung đột trên đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, khi quân đội Trung Cộng lên đảo và quyết hạ cho được lá cờ, giữa đôi bên đã xảy ra xô xát, nhưng bộ đội Việt Nam chỉ được dùng bằng dao găm, không hề có súng.

Trong khi đó, hải quân Trung Cộng đã nổ súng bắn chết bộ đội trên đảo. Chưa dừng ở đó, tàu chiến của Trung Cộng còn nổ súng bắn chìm hai tàu vận tải của Việt Nam. Có tất thảy 64 người đã chết tức tưởi bởi vì lệnh cấm nổ súng do Lê Đức Anh ban ra.

Cái chết của 64 tử sỹ tại Gạc Ma bị chìm vào dĩ vãng sau mật nghị Thành Đô vào năm 1990. Cho dù trước đó, trong Hiến pháp của CSVN ghi rõ, Trung Cộng là kẻ thù muôn đời của Việt Nam. 64 cái chết của những người lính tại Gạc Ma không hề được nhắc đến trong bất trang sách giáo khoa, giáo trình lịch sử nào trong trường học. Họ bị chính ngay những người đồng chí của mình phản bội.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm của quân đội CSVN cho rằng, những gì đã xảy ra tại Gạc Ma vào ngày 14/3/1988 là một trận thảm sát, đó không hề là một trận hải chiến. Vì bội đội Việt Nam không nổ bất kỳ phát súng nào. Trong khi đó hải quân Trung Cộng đã dùng pháo và súng máy để giết 64 công binh Việt Nam.

Sự độc ác của hải quân Trung Cộng là điều có thể hiểu được, nhưng sự tàn nhẫn đối với những người là đồng chí, bỏ ra xương máu để mong Việt Nam được toàn vẹn lãnh thổ của lãnh đạo CSVN là điều không bao giờ có thể hiểu.

Vào những ngày cuối năm 2007 tại Sài Gòn đã nổ ra 2 cuộc biểu tình để kêu gọi chính quyền, người dân phải bạch hóa những thông tin về Hoàng Sa-Trường Sa mà họ đã giấu nhẹm trong suốt hàng chục năm qua. Ngay sau đó, những người tham gia biểu tình đã phải trả giá bằng những đòn thù vô cùng thâm độc của chính quyền CSVN. Những người đó có thể kể đến, như: Ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày), bà Tạ Phong Tần và những thành viên trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do khác.

Tuy nhiên, những đòn thù của nhà cầm quyền Cộng sản không làm cho người dân trong nước sợ hãi. Rất nhiều cuộc biểu tình để bày tỏ lòng biết ơn đối với 64 tử sỹ trong trận chiến ở Gạc Ma vẫn được tổ chức. Đương nhiên, sau đó những người biểu tình phải nhận những đòn thù của nhà cầm quyền CSVN.

Trường Sa-Hoàng Sa vẫn như là cái xương mắc trong kẻ răng của nhà cầm quyền CS. Dù rất cố gắng nhưng họ vẫn không thể hóa giải được. Lý do là vào năm 1958, ông Phạm Văn Đồng đại diện cho chính quyền CSVN thời bấy giờ đã ký vào “công hàm 1958” thừa nhận sự chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc về Trung Cộng. Người dân trong nước vẫn quen gọi công hàm ấy là “công hàm bán nước”. Chính vì không để người dân biết về công hàm bán nước, nên Hoàng Sa-Trường Sa trước đây không được báo chí trong nước nhắc đến. Nay, với sự phát triển của truyền thông Internet, sự thật dần dần được phơi bày. Hoàng Sa-Trường Sa đã được cho đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

Chị Đỗ Thanh Vân(trái) và anh Nguyễn Viết Dũng (phải) cùng khuôn mặt đầy máu do bị mật vụ đánh đập. Ảnh: FacebookVào sáng ngày 14/3/2017, một nhóm người dân ở Hà Nội đã tổ chức một cuộc tưởng niệm 64 tử sỹ trận vong tại Gạc Ma trên sông Hồng. Họ mang theo những lẵng hoa để thả trôi, nhằm tưởng nhớ đến các hương hồn đã bỏ thân vì nước. Đến chiều cùng ngày, những người tham gia lễ tưởng niệm đã bị mật vụ đánh đến tóe máu. Hai trong số đó là anh Nguyễn Viết Dũng và chị Đỗ Thanh Vân. Khi bị đánh, chiếc áo anh Dũng mang trên người có thêu biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ.

Tối trước đó, đông đảo mật vụ, công an chìm nổi đến nhà của giới hoạt động dân chủ nhằm ngăn cản không để họ tổ chức buổi tưởng niệm các tử sỹ Gạc Ma. Hành động vô ơn, phản đội sự hy sinh của những người ngã xuống vì quốc gia đã cho thấy chính quyền CSVN chẳng đáng làm người.

Người Quan Sát

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img