Thursday, November 30, 2023
spot_img

APEC 2017: Bài báo Lao Động “tự thiến” cụm từ “thúc đẩy nhân quyền”

Vietnam – Cali Today news – Thủ tướng Canada ông Justin Trudeau thông báo lịch trình của mình về chuyến thăm Việt Nam và tham dự APEC2 017 đăng trên trang Twitter cá nhân có cụm từ “thúc đẩy nhân quyền”. Thế nhưng, tờ báo Lao Động qua quá trình dịch đã thay cụm từ này bằng những dấu chấm bỏ lửng (…) khiến dư luận Việt Nam đặc biệt là giới quan tâm đến nhân quyền bàn luận sôi nổi …

“tự thiến” cụm từ “thúc đẩy nhân quyền”…

Cụ thể trên trang cá nhân Twitter của mình, Thủ tướng Canada ông Justin Trudeau viết:

“We’re on our way to Hanoi…to star a busy week in Vietnam& the Philippines focused on APEC, trade and advancing human rights.”

Tạm dịch là: “Chúng tôi đang trên đường tới Hà Nội…bắt đầu một tuần bận rộn tại Việt Nam và Philippines, tập trung vào APEC, thương mại và thúc đẩy nhân quyền.”

bài viết đăng trên trang Twitter cá nhân của Thủ tướng Canada (ảnh_ Facebook Anh Chí râu)

Trong khi đó, tờ báo Lao Động số đăng ngày 08/11/2017 có một bài báo với tựa đề “Thủ tướng Canada đăng gì trên Twitter khi bay đến Việt Nam?” lại không thấy dịch luôn cụm từ “và thúc đẩy nhân quyền” mà thay vào đó là những dấu chấm (…). Cụ thể là:

“Chúng tôi đang trên đường tới Hà Nội để bắt đầu một tuần bận rộn tại Việt Nam và Philippines, tập trung vào APEC, thương mại …”

Vì sự bỏ lửng giữa chừng này nên dư luận quan tâm, đặc biệt là giới hoạt động dân sự, nhân quyền Việt Nam đã bàn luận sôi nổi.

Facebooker Ngọc Tuyên đã chia sẻ với Cali Today:

“Tôi nghĩ tác giả bài báo ở Việt Nam không giỏi tiếng Anh. Ngược lại, nếu biết tiếng Anh mà dịch như vậy thì chắc chắn đã bị buộc dịch như thế, đơn giản vì nhân quyền ở Việt Nam phải theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”

Một chia sẻ khác cũng dành cho Cali Today là  Facebooker Anton Tuấn và cũng là người làm truyền thông độc lập ở Việt Nam cho rằng, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hiện nay là những từ ngữ nhạy cảm nên tác giả bài báo dùng những dấu chấm là điều dễ hiểu. Facebooker Anton Tuấn nói:

“Báo chí ở Việt Nam thì đều bị định hướng, những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam hiện nay là những từ ngữ nhạy cảm, do vậy tác giả bài báo cho mấy dấu chấm mà không dịch thẳng cụm từ “thúc đẩy nhân quyền” là điều dễ hiểu.” 

Cũng từ chủ đề bàn luận này, nhà báo Võ Văn Tạo ở Khánh Hòa chia sẻ ý kiến cá nhân với Cali Today rằng, báo chí Việt Nam lâu nay có căn bệnh mà giới trong nghề gọi đùa là “tự thiến”. Do ban lãnh đạo các báo có đăng ký và được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đều do Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bổ nhiệm, cất nhắc, kỷ luật nên họ vừa đón ý Đảng, vừa làm báo, nếu cá nhân làm báo nào mà không làm vừa ý Đảng thì phải đón nhận những hình thức kỷ luật nặng nhẹ khác nhau. Ông Tạo nói:

“Đã có không ít Tổng biên tập, Thư ký tòa soạn, phóng viên, biên tập viên bị vạ miệng, kỷ luật vì viết lách, đăng tải không vừa ý Đảng. Nặng nhất là cách chức, thu thẻ, đuổi việc, cấm hoạt động báo chí.”

Hình bài báo đăng ở báo Lao Đông nói về bài viết trên trang Twitter cá nhân của Thủ tướng Canada (ảnh_ Facebook Anh Chí râu)

“Vì vậy trong vụ báo Lao Động cắt xén lời Thủ tướng Canada ông Justin Trudeau viết ở trang Twitter có thể coi là một ca “tự thiến” cho an toàn, chắc ăn.”

Ông Tạo cho rằng đây là một trạng thái khiếp sợ của tờ báo Lao Động nói chung và cá nhân tác giả bài báo nói chung 

“Tôi nghĩ báo Lao Động đã quá khiếp sợ, quá rụt cổ. Nếu họ không cắt cụm từ “thúc đẩy nhân quyền” và thay bằng những dấu chấm (…) thì cũng chẳng đến nỗi bị xử lý căng thẳng. Vì nhiều văn kiện ngoại giao song phương của Việt Nam đã đề cập tới nhân quyền.”

Bài báo với tựa đề “Thủ tướng Canada đăng gì trên Twitter khi bay đến Việt Nam?” có nhắc đến việc có khoảng 250.000 người Việt Nam sinh sống tại Canada và chuyến đến Việt Nam lần này của Thủ tướng Canada diễn ra trong bối cảnh quan hệ 2 nước có bước phát triển tốt về mọi mặt.

Thủ tướng Canada sẽ đến Đà Nẵng để tham dự Tuần lễ thượng đỉnh APEC 2017 vào ngày 10/11. Như thông báo của ông Justin Trudeau trên trang Twitter ngoài vấn đề thương mại thì ông Trudeau còn gặp giới lãnh đạo cấp cao của CSVN để nói về vấn đề thúc đẩy nhân quyền. Điều này giới hoạt động nhân quyền không hề khó hiểu bởi Canada vẫn là quốc gia từ trước đến giờ vẫn luôn quan tâm đến tình hình nhân quyền của thế giới trong đó có Việt Nam.

Một điều đáng nói nữa là vào cuối tháng 04/2017, tương tự như đạo luật nhân quyền toàn cầu có tên Maganitsky ở Hoa Kỳ thì Thượng viện Canada đã thông qua Luật Magnitsky của quốc gia này với tên gọi dự luật S-226. Đến đầu tháng 10/2017, Hạ viện Canada đã thông qua dự luật Magnitsky với tất cả 277 phiếu thuận. Khả năng dự luật này sẽ được chính phủ Canada ký thành luật và nói riêng là sẽ có lợi cho phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cũng như là mối đe dọa đối với những quan chức vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Cũng cần phải nói thêm, các tổ chức nhân quyền quốc tế luôn đánh giá Việt Nam có nền nhân quyền tồi tệ. Trước thềm APEC 2017, nhà cầm quyền CSVN đã cho bắt bớ và bỏ tù rất nhiều nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam với cáo buộc những tội trạng rất mơ hồ, không rõ ràng như là “Tuyên truyền chống nhà nước” hoặc là “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”…nhân quyền đang là vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam từ trước đến giờ chứ không riêng gì thời điểm APEC 2017.

“Tội nghiệp cho nghề báo chí Việt Nam! Đa số nhà báo chọn tác nghiệp trái lương tâm chức nghiệp để giữ nồi gạo” – Lời của nhà báo Võ Văn Tạo./.

 

QUÊ HƯƠNG

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img