Cali Today News- Nguồn tin từ thủ đô Vạn Tượng (Vientiane) Lào cho hay TT Obama huỷ bỏ cuộc họp riêng với TT Philippines Duterte dự trù vào hôm nay 6/9/2016, bên lề hội nghị G20. Sự rạn nứt nàylà dấu hiệu rạn nứt cho sự xa cách dần với lãnh đạo một đồng minh mới nhậm chức tại Đông Nam Á trong chuyến công du cuối cùng của TT Obama tại Á Châu.
Một điều quá bất thường, một lãnh đạo không nên nói với một lãnh đạo nước khác, gây xôn xao trong dư luận. Ông Duterte nói câu nói ‘không ngờ được” gọi “người này” là “thằng chó đẻ” khi ông sửa soạn sang Lào tham dự hội nghị ASEAN. Ông cảnh báo TT Obama “chớ thách thức” ông vấn đề giết hàng loạt người sống ngoài vòng pháp luật tại Philippines?
Hôm qua tại Lào, TT Obama cho biết, “Rõ ràng, ông ta là một người ‘ưa nổi’, (colorful guy) Tôi đã chỉ thị cho các phụ tá của tôi liên lạc với phía Philippines để tìm lại một thời gian thích hợp, đến khi nào có cuộc hội thảo xây dựng và bổ ích hơn.”
Theo ý nghĩa tuyên bố trên, phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia là ông Ned Price chính thức cho biết cuộc gặp gỡ dự trù vào ngày thứ Ba này xem như huỷ bỏ.
Duterte là nhân vật chính chịu trách nhiệm cho cuộc tàn sát hơn 2000 nghi phạm Philippines chỉ hơn 3 tháng sau khi ông lên cầm quyền tại Philippines. Tổng thống Hoa Kỳ đã có dự trù đưa vấn đề này ra khi gặp ông Duterte bên lề hội nghị ASEAN tại Lào hôm nay. Nhưng trước khi lên máy bay sang Lào, ông Duterte đã cảnh báo TT Obama chỉ ” nên lắng tai mà nghe hơn là nói”.
Trong nhận xét khách quan, lời nói sau có thể thiếu tư cách ngoại giao, không thể do một tổng thống phát ngôn do ông Duterte nói trước khi đi Lào, gián tiếp gữi tới TT Obama:
“Ông phải biết làm sao cho người ta kính trọng ông. Không nên hạch hỏi người khác không thôi”. Ông Duterte còn dùng thành ngữ Phi (Tagalog) thế vào ba chữ “Thằng chó đẻ” khi ông ta thốt lên thêm ” Putang ina! (thằng chó đẻ) tôi thề sẽ chửi trước mặt ông trong buổi họp” là câu phát ngôn quá tệ hại cho một tổng thống tại cuộc họp báo có thu hình tại vùng nam thành phố Davao.
Trong khi so với Putin, TT Obama cho rằng:
“TT Putin ít thích ‘chơi nổi hơn” so với Duterte, “Ông Putin có cách nói thẳng thắn, bộc trực và thực tế.”
Chuyến công du cuối cùng cho một tổng thống cuối nhiệm kỳ như TT Obama, quả nhiên nhiều chuyện ngoài ý muốn và bất ngờ:
Sự phiền lòng đầu tiên cho chiếc Air Force One vừa đáp xuống Hàng Châu, Bắc Kinh đã cố tình dùng lối tiếp đón ‘tạm bợ’ cho một phi trường trong tình trạng chiến tranh như tại Afghanistan và Iraq trong lúc Hàng Châu không ở tình trạnh chiến tranh. Chưa yên, lại sinh ra cuộc cãi vả to tiếng khi ông Obama đang bước xuống và ngay cả các tuỳ viên cao cấp cũng bị giới chức Bắc Kinh ‘lùa’ vào hàng thứ yếu sau hàng dây an ninh ngăn sẵn?
Thứ đến lời nói ‘thiếu tư cách’ của ông tổng thống như ông Duterte khiến TT Obama phải huỷ cuộc họp. Đúng ra trong chuyến này TT Obama dự trù phản kháng với ông TT Duterte; nhưng ông Obama không nói được gì với ông Duterte một người chịu trách nhiệm cho cuộc chiến chống ma tuý nhưng tàn sát quá nhiều người thay vì sử dụng hệ thống luật pháp. Ngoài ra ông Duterte tự tay làm, coi thường khuyến cáo của LHQ.
Sự rạn nứt ngoại giao đối với Philippines đặt ông Obama vào vị trí khó xử một là danh dự nước Mỹ hai là sự cần thiết về mối tương quan Mỹ và Phi hai đồng minh đã ký kết thêm từ năm 2014 cho phép quân đội Mỹ tạm thời đồn trú lại tại các căn cứ trước đây tại nước này. Cuộc huỷ bỏ này nó không nằm yên tại đây. Với bản tính của ông Duterte công luận có thể đoán trước những phản ứng bất ngờ khác từ ông ta. Nhưng hậu quả thế nào cho tương lai Phi và Hoa Kỳ trong chiến lược chung tại Đông Nam Á hay tại Biển Đông khi Bắc Kinh là kẻ sẽ thủ lợi do ‘trai cò mổ nhau”?
Chuyện bất đắc ý tiếp theo cho TT Obama, thay vì ông cảnh cáo với tổng thống Thổ là sự bắt bớ tù đày hơn 35,000 người Thổ Nhỉ Kỳ. TT Obama phải chọn lựa với sức ép của TT Thổ Nhĩ Kỳ đòi dẫn độ cho được giáo sĩ Fethullah Gulen bị nghi cầm đầu phe đảo chánh hụt?
Vừa phải đầu trí với Tập Cận Bình lại phải gắng mà khen Bắc Kinh trong lúc Trung Cộng là nước đứng đầu về độc tài và chà đạp nhân quyền bao lâu nay. Hiện nay TT Obama phải chịu sức ép tại Biển Đông cộng với sự chống đối chương trình THAAD ngay từ với dân chúng Nam Hàn cũng chống cũng là một điều lạ lùng? Thách thức với Mỹ ra sao khi Kim Jong Un bắn một loạt 3 hoả tiễn đạn đạo thách thức vào ngày thứ Hai khi G20 đang họp?
TT Obama còn gặp gỡ và cũng đấu trí với TT Putin trong cuộc chiến tại Syria trong khi NATO đang cần Thổ Nhỉ Kỳ một đồng minh lại đang thách thức lại Mỹ vì vụ đảo chính hụt vừa qua.
Rõ ràng có những sức ép, những điều ngoài ý muốn, những rạn nứt bất ngờ, kỳ quái trong chuyến công du cuối cùng về Châu Á cho Tổng Thống Obama.
Đinh Hoa Lư