Thursday, March 28, 2024

Biển đông căng thẳng khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh

AKARTA, Indonesia – Vào cuối tháng 12, một số tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã hộ tống hơn 30 tàu đánh cá Trung Quốc vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia.

Trong cuộc đối đầu kéo dài hai tuần diễn ra ở cực nam Biển Đông, Indonesia đã triển khai 5 tàu ​​chiến, cùng với hai tàu khác thường tuần tra trong khu vực và 4 máy bay chiến đấu phản lực F-16. Một phát ngôn nhân quân đội nói, theo mệnh lệnh từ Jakarta thì chúng tôi xua đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi vùng lãnh hải, mà không leo thang căng thẳng”

Các hạm đội Trung Quốc hoạt động trong thời gian dài, gây căng thẳng với các nước nhỏ hơn trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia. Sự hiện diện dai dẳng và các hành động phối hợp của họ đã khiến các quốc gia này gặp rủi ro khi khai thác tài nguyên thiên nhiên ngoài khơi, như cá hoặc khí đốt tự nhiên, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc và thay đổi cán cân quyền lực.

Các viên  chức chính phủ và quân đội ở Đông Nam Á cho biết họ thường xuyên phải đối mặt với những quyết định khó khăn về cách đẩy lùi và chống lại các chiến thuật của Trung Quốc mà không đi quá xa. 

Một tòa án quốc tế ra phán quyết vào năm 2016 rằng các yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền tài phán ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh từ chối phán quyết, và tiếp tục củng cố vị thế của mình, vì trong thập kỷ qua, họ đã xây dựng các đảo nhân tạo, mở rộng ảnh hưởng kinh tế và duy trì sự hiện diện ở vùng biển mà nước này tuyên bố.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng và cố gắng thực thi một yêu sách hàng hải bất hợp pháp. Mỹ đã thực hiện các cuộc tuần tra hải quân trong khu vực để thách thức vị trí của Trung Quốc. Nhưng nhiều viên chức và chuyên gia Đông Nam Á tại Washington nói rằng sự vắng mặt của chiến lược Hoa Kỳ ở Biển Đông đã làm cho Bắc Kinh mạnh lên

Năm ngoái, một tàu khảo sát dầu khí của Trung Quốc được bảo vệ bởi các tàu bảo vệ bờ biển hoạt động trong nhiều tháng ngoài khơi Việt Nam, khiến nhiều lần Hà Nội phải lên tiếng. Các viên chức Việt Nam cho biết các hành động của Trung Quốc là nhằm phá vỡ hoạt động khoan ngoài khơi do Việt Nam cấp phép. Bắc Kinh nói rằng không có quốc gia hay công ty nào có thể thực hiện các hoạt động dầu khí mà không có sự cho phép ở vùng biển mà họ tuyên bố và nói rằng họ có quyền tài phán đối với khu vực mà các tàu của họ đang ở.

Trong nhiều tháng đầu năm 2019, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bao vây một hòn đảo do Philippines kiểm soát mà Trung Quốc tuyên bố là của riêng họ, buộc chính phủ ở Manila phải gửi công hàm phản đối. Tổng thống Rodrigo Duterte thường tránh đối đầu với các tàu Trung Quốc, với lý do nguồn lực hạn chế của Philippines và nói rằng ông không muốn chiến tranh. 

Trung Quốc không nuốt hết quần đảo Natuna của Indonesia, nhưng nói rằng họ có quyền lịch sử đối với một phần của vùng biển xung quanh nằm trong một đường ranh giới chín đoạn của Bắc Kinh.

Những tuyên bố này trùng lặp với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia, một khu vực ngoài khơi, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, các quốc gia ven biển có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Evan A. Laksmana, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Jakarta cho biết, Indonesia không nên ngồi lại với người Trung Quốc và thảo luận về các quyền chồng chéo này.

Quần đảo Natuna nằm xa về phía bắc thủ đô Jakarta của Indonesia. Vùng biển gần đó cũng là nơi gặp gỡ giữa các tàu Trung Quốc và Indonesia. Vào cuối tháng 12, Indonesia đã phản đối với đại sứ Trung Quốc tại Jakarta, nơi Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng họ có quyền lịch sử đối với vùng biển đó. Lực lượng bảo vệ bờ biển, Bắc Kinh cho biết, họ đang thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách thực hiện các cuộc tuần tra thường xuyên và bảo vệ quyền và lợi ích của người dân Trung Quốc.

Indonesia cho biết những tuyên bố đó không có cơ sở pháp lý.

Trong tuần sau đó, 7  tàu chiến Indonesia đã nỗ lực cố gắng đánh đuổi các tàu Trung Quốc, và theo một phát ngôn nhân của hải quân Indonesia, báo hiệu rằng Indonesia nghiêm túc trong việc bảo vệ chủ quyền của mình.

Tuy nhiên, việc bắt giữ tàu cá Trung Quốc rất khó khăn, khi có tới 3 hoặc 4  tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc bao vây. Indonesia đã cho phát thanh nhiều lần được ghi lại bằng tiếng Trung Quốc, yêu cầu tàu cá  Trung Quốc rời đi. Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã trả lời nhiều lần rằng: Hãy đừng làm phiền các hoạt động của chúng tôi.

Các tàu chiến Indonesia đã cố gắng tiếp cận các tàu đánh cá Trung Quốc để bắt giữ họ và đưa họ vào bờ để bị truy tố vì đánh bắt cá bất hợp pháp. Nhưng mỗi lần họ cố gắng, một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc sẽ điều động trước mặt họ, buộc tàu Indonesia phải giảm tốc nhanh chóng để tránh va chạm, ông Rohadi nói.

Tại Jakarta, các viên chức chính phủ đã nhận được báo cáo hàng ngày về tình trạng này và nói chuyện với Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao. 

TH

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img