Saturday, December 2, 2023
spot_img

Tuyên Bố Chung là một lời phê bình mạnh mẽ đối với các hành động Trung Quốc

Cali Today News– Trong ngày thứ 7, ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc đã cố tình đánh lừa dư luận khi cho rằng biển đông ổn định, không có căng thẳng mới xảy ra, và Trung Quốc đã tìm được cách giải quyết song phương với các nước tranh chấp trực tiếp; đồng thời, Vương Nghị cũng lên tiếng bác bỏ đề nghị của Mỹ, và của Phi Luật Tân. Cũng tại cuộc họp bên lề Diễn Đàn này, Vương Nghị đã răn đe và hống hách với ngoại trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam,…
 
Thế nhưng, các cuộc họp vào ngày chủ nhật, tình hình đã chuyển hướng, và rất bất lợi cho phía Trung Quốc, nhất là các quốc gia trong vùng ra được bản Tuyên Bố Chung mà hai năm trước tại Cambodia, đã không ra nổi Tuyên Bố Chung vì Cambodia bị áp lực từ phía Trung Quốc.
 
Điểm qua báo chí, chúng ta thấy có một vài tựa bài mà qua đó, phần nào nói lên được tình hình, như “ASEAN urges stepped-up talks as South China Sea tensions grow”, “ASEAN concerned over South China Sea”, “US Portrays ASEAN Meeting as Setback for China”…
 
Nỗi lo âu về tình hình căng thẳng gia tăng ở biển đông
 
Khác với quan điểm cố tình giảm nhẹ căng thẳng tại biển đông của TQ, các quốc gia đông nam á đều đồng thanh bày tỏ sự quan tâm về “sự căng thẳng gia tăng” ở biển đông và kêu gọi gia tăng đối thoại với Trung Quốc. Sự bày tỏ này là điều TQ hoàn toàn không muốn và theo Hoa Kỳ thì sự bày tỏ công khai điều này là một sự thụt lùi đối với những cố gắng nhằm hạ thấp sự trầm trọng của vấn đề.
 
Đó là thất bại đầu tiên của Trung Quốc.
 
Một viên chức cấp cao của Trung Quốc nói rằng qua những cuộc đối thoại riêng thì sự quan tâm của các nước đông nam á đối với những hành động lấn chiếm trên biển của TQ là “cao nhất mọi thời”, tuy nhiên khi lên tiếng công khai thì họ cẩn trọng hơn vì không muốn phật lòng TQ.
 
Thất bại thứ hai của TQ là trong bản Tuyên Bố Chung, dù không trực tiếp nói thẳng tên TQ, dù không rõ ràng ủng hộ quan điểm của Mỹ và Phi Luật Tân, nhưng đã viết rõ rằng các bên liên quan cần tự chế: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan phải tự chế, và tránh những hành động có thể làm phức tạp tình hình và làm suy giảm hòa bình, ổn định và an ninh ở biển đông.”
 
Các ngoại trưởng Đông Nam Á tế nhị không dồn TQ vào thế khó xử vì không nêu đích danh Trung Quốc, thế nhưng họ cũng đã nêu ra vấn đề như “các bên liên quan phải tự chế” hay “kêu gọi Asean và TQ phải hoàn thiện Bản Tuyên Bố Ứng Xử ở Biển Đông”, gồm cả những yếu tố cụ thể để gia tăng sự tin tưởng và niềm tin.
Một nhà ngoại giao cao cấp cùng tháp tùng với ngoại trưởng John Kerry nhận xét là lời lẽ trong bản tuyên bố chung là một sự phê bình mới và mạnh mẽ đối với những hành động gần đây của Trung Quốc.
 
Ngoại trưởng John Kerry nói với báo chí là “tôi nghĩ chữ nghĩa trong Tuyên Bố Chung đã nói đủ rồi. Tôi nghĩ chúng ta đã nêu ra được những điểm cần nêu. Chúng ta không tìm kiếm để thông qua bất cứ điều gì cả. Chúng ta cố gắng đặt vấn đề gì đó lên bàn mà mọi người có thể mong muốn.”
 
Chúng ta đều biết rằng giữa Asean và TQ đã từng ký kết thỏa thuận tạo dựng niềm tin vào năm 2002, hạ quyết tâm tự chế làm những điều dẫn đến leo thang tranh chấp như chiếm đảo và bãi đá ngầm hoặc xây dựng trên các đảo này. Hầu hết các bên đều coi thường thỏa thuận này, nên dẫn đến sự gia tăng căng thẳng giữa 4 nước Asean và TQ – quốc gia đòi chiếm 90% biển đông. Từ đó, Asean và TQ bắt đầu bàn về những đàm phán về quy tắc ứng xử, nhưng không đạt được tiến bộ là bao. TQ chiếm Johnson South Reef của Phi Luật Tân vào tháng 5 và chuẩn bị xây phi đạo tại đây. Đài Loan bỏ ra 100 triệu xây hải cảng cạnh phi đạo trên đảo duy nhất của họ tại Trường Sa.
 
Diễn tiến ngày cuối ở Diễn Đàn Khu Vực và việc công bố Tuyên Bố Chung như đề cập trên đây là một bước thụt lùi của TQ hay là một thất bại ngoại giao của TQ tại Diễn Đàn khu vực, nhưng có đến 27 ngoại trưởng của nhiều nước lớn tham dự như Mỹ, Nhật, Úc, Nga, TQ, Ấn Độ, châu Âu,… bên cạnh 10 nước đông nam á.
Đánh giá chung của giới quan sát là kết quả Diễn Đàn là tốt, là tích cực.
 
Ngoại trưởng Kerry nói với báo chí là tình hình tại biển đông cần có bộ quy tắc ứng xử, liên quan đến phần trùng lấp chủ quyền lên nhau giữa các quốc gia trong khu vực này.
 
Ngoại trưởng Kerry nói “Tôi hài lòng rằng có ngôn ngữ tích cực xuất hiện trong tuyên bố chung do ngoại trưởng các nước đông nam á đưa ra vào ngày hôm qua…”
 
Với hướng thúc đẩy cho bộ quy tắc ứng xử trên biển đông, như tuyên bố chung nêu ra, điều đó cũng có nghĩa là chủ trương song phương, không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển đông của TQ đã thất bại.
 
Theo tiết lộ của ngoại trưởng Singapore là K Shanmugam thì để có bản Tuyên Bố Chung nói trên, có sự tham gia mạnh mẽ của các quốc gia không nằm trong danh sách các quốc gia tranh chấp tại biển đông, thế nhưng, kết quả đạt được là công bằng và có lý. Ông K Shanmugam cũng tiết lộ rằng Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ quan điểm cần đình chỉ những hành động ở biển đông. 
 
Tuy nhiên, cần định nghĩa đình chỉ những gì. Cần định nghĩa rõ ràng. Ông nói thêm “Tôi không nghĩ TQ hoàn toàn đồng ý về sự đình chỉ này. Cũng không rõ bao nhiêu nước tranh chấp hoàn toàn đồng ý với ý tưởng đình chỉ. Tôi nghĩ họ nghĩ rằng một số điểm cần làm sáng tỏ hơn.”
 
Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng là Mỹ có thể tôn trọng quyền tài phán và quyền lợi của TQ trong vùng. Về phía Hoa Kỳ, Mỹ tuyên bố không đứng về phía nào ở biển đông, và những gì Mỹ hy vọng là hòa bình và ổn định trong vùng.
 
Bên ngoài thì ngôn ngữ ngoại giao là vậy, tuy nhiên sâu thẩm bên trong của mỗi bên là gì thì có lẽ ai cũng biết!
 
Nguyễn Xuân Nam 
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img