Thursday, March 28, 2024

Vật chất và năng lương trong quan niệm của Bác Học Albert Einstein

Trong vật lý bình thường vật chất và môi trường cần năng lượng nào đó để biến đổi nhiều thứ. Người ta định nghĩa động năng là năng lượng làm cho vật di chuyển. Nhiệt năng làm cho nó nóng lên, điện từ là năng lượng làm cho nó phát sóng.

Các năng lượng tuơng tác, biến đổi, qua nhiều dạng thức di chuyển, nhiệt, sóng. Nó không bao giờ bị huỷ diệt. Cũng như chẳng ai sinh ra được vật chất hay năng lượng, nhưng chỉ có khả năng ứng dụng kỹ thuật và kiến thức để tạo ra vật chất khác, chuyển đổi, lan truyền, tác động vật chất ra năng lượng.Ví dụ: dùng củi nấu nồi nước tạo thành nước sôi và hơi nước. Kết hợp các nguyên tố, hợp chất tạo thành chất mới, làm phát sóng đài truyền thanh truyền hình.

Vật lý bình thường quan niệm khối lượng ( mass) là đại lượng vật chất đo đươc ví dụ kg, g, pound…sự khó khăn hay dễ dàng khi di động ví dụ nặng nhẹ khác nhau trong di động.

Trong thế giới mới của Einstein, khối lượng mass là tổng số năng lượng hiện diện trong vật thể đó, bất kể nóng lạnh ra sao, di động hay đứng yên, có phát sóng hay không, cũng không cần thiết. Năng lượng E trong ý tưởng Einstein khác biệt với năng lượng trong vật lý bình thường (cổ điển). Mass của Einstein là sự tập trung ưu việt của dạng năng lượng, vật chất này có khả năng chuyển qua thể khác và có thể tái hồi. Theo Bác Học Albert Einstein:

“Vật chất và năng lượng là 2 trạng thái khác xa nhau hoàn toàn trong cùng một vật thể, chuyện này xem chừng xa lạ đồi với những nguoi trung bình.”(Einstein)

Vấn đề chúng ta đặt ra là sự thực chúng ta có khả năng chuyển hóa nó thành năng lượng E được hay không?

Phương cách duy nhất để khối lượng 1 kg vật chất, ví dụ nước chẳng hạn, này biến thân hoàn toàn thành năng lượng E thì 1 kg nước đó phải bị hủy diệt (annhilated) toàn bộ. Đây là tiến trình hủy diệt TÍNH VẬT CHẤT của chúng, nó đòi hỏi phải có khối lượng tương đồng PHẢN VẬT CHẤT bằng nó, tương đồng khối lượng nhưng mang toàn âm điện (negative charge).

Loại PHẢN VẬT CHẤT HIỆN HỮU và người ta thấy được nó. Đó là các HẠT HẠ NGUYÊN TỬ (subatomic particles)-đứng sau và nhỏ hơn cấu trúc căn bản của nguyên tử-trong quá trình phân rã phóng xạ. Một thứ chúng ta có thể thực hiện được trong phòng thí nghiệm.

Nhưng hạt này có tính tự hủy và khó sống còn cùng lúc đối với các chất liệu bình thường như nước. Với lý do này chúng ta không thể nào đem 1 kg nước trộn lẫn với 1 kg “phản vật chất nước” để cho ra năng lượng được.

Hiện tượng đặc biệt của các hạt căn bản như PROTON chẳng hạn nó có tính nối kết. Nhân của hydrogen gồm chỉ 1 proton đơn thuần thôi. Nếu có 2 protons thì nó lại là nguyên tử helium. Đây là lối giải thích cách thành lập các nguyên tố. Cứ như thế tiến trình này cứ nhân lên mãi có nghĩa tăng số protons trong nhân (nucleus) lên cho đến các nguyên tố NẶNG NHẤT; thí dụ: Uranium trong nhân có 92 protons.

Chúng ta cũng có thể kết hợp hai proton tự do (hydrogen nuclei) với nhau để có một hạt nhân helium ban sơ. Tiến trình này đòi hỏi hai proton này lao vào nhau với tốc độ cực nhanh. Chuyện này xảy ra ở mặt trời chúng ta trong phản ứng sơ khai trong sơ đồ trên.

1H + 1H –> 2H(Deuteron) + antielectron + neutrino (sơ đồ trên)

Nhưng với kỹ thuật tối tân như lasers, từ trường, hay tại “tâm của bom hạt nhân” chúng ta có thể thực hiện được và gọi đó là: PHẢN ỨNG TỔNG HỢP HẠT NHÂN (nuclear fusion. Có gì thú vị khi chúng ta ép buộc tổng hợp hạt nhân như thế? Khi các protons (dương điện tử) bị tổng hợp nó sẽ mất đi một phần khối lượng tương đương 0.7% tổng số khối lượng tổng hợp (sự mất đi từ các hạ nguyên tử positron và neutrino trong hình trên).

Nếu chúng ta chuyển ngược khối lương tuy chỉ 0.7% tổng số khối lượng tổng hợp này ra năng lượng theo công thức E = mc2 thì năng lượng to lớn biết bao nhiêu!

Nhà máy hạt nhân (nuclear reator) lợi dụng ý tưởng này trong các lò phản ứng nơi các hạt hạ nguyên tử còn gọi là neutrons (trung tử) bị bắn tại nhân của các nguyên tử Uranium và nhân U này bị phân tách ra các nguyên tử nhỏ hơn. Tiến trình phân hạch này tạo ra năng lượng lớn nhưng mất mát nguyên liệu lại ít . Đó là năng lượng nguyên tử (hay năng lượng hạt nhân).

Từ những nguyên tố nặng hơn sắt, tất cả đều không ổn định. Có một số lại RẤT KHÔNG ỔN ĐỊNH. Có nghĩa rằng nhân của chúng quá nhiều dương điện tử hay có nhiều dương điện (positively charged protons) chúng đẩy lẫn nhau đưa đến tình trạng phân tán bất cứ lúc nào! Đó là tại sao chúng ta gọi NHỮNG NGUYÊN TỐ NÀY CÓ TÍNH PHÓNG XẠ. Ví dụ, nguyên tố Uranium có tính phóng xạ. Từng giây đồng hồ hàng loạt nguyên tử Uranium tan rã ra thành từng nguyên tố mới và dĩ nhiên là nhẹ hơn vì ít protons hơn. Lại có một lượng nhỏ bị mất đi và nó đã chuyển hóa thành năng lựơng vĩ đại (một lần nữa theo công thức E=mc2.) Tiến trình này gọi là PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH HẠT NHÂN -nuclear fission.

Vài con số để chúng ta biết được sức mạnh từ phản ứng hạt nhân:

1 kg Uranium có thể tạo ra 9 x 10 ^16 joules

Chính xác hơn đó là năng lượng của một nhà máy điện có công suất 1000 tỷ watt dư sức cho 10 triệu căn nhà trong 3 năm .

Phản ứng phân hạch (nuclear fision) chỉ làm mất một ít khối lượng (các dạng subatomic bị hoá thành năng lượng, còn đa số đều nằm thành các chất đồng vị (ví dụ Ụranium 235 thành Baryum và Kryton)

Cả hai phản ứng hạt nhân nói trên đều có phóng thích một khối lượng nhỏ vật chất để chuyển hóa thành năng lượng, một năng lượng khổng lồ theo công thức Einstein. Trong phản ứng tổng hợp hạt nhân -nuclear fusion- là những vũ khí mới hơn đang có trên nhiều đầu đạn hạt nhân hiện đại. Phản ứng phân hạch (nuclear fission) xem chừng đã cổ hơn và nó ít sức mạnh hơn hiện nay, tuy thế cũng gây bao tang tóc trong Thế Chiến Hai (NAGASAKI + HIROSHIMA) hay các vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân .

Albert Einstein có thể hiểu đươc công thức này sẽ đưa đẩy nhân loại về đâu? Khoa học đang phục vụ chiến tranh vào thời đại của ông. Trước đại họa nhân loại khi quân phát xít Hitler và Nhật đang ngày đêm ráo riết hoàn thiện những quả bom nguyên tử đầu tiên, mới đào tỵ sang Hoa kỳ cùng với hai nhà khoa học Do thái khác là Leo Szilard và Eugene Wigner năm 1939, ông đã khẩn khoản với TT Franklin D Rosevelt xin ngân sách hoàn thiện gấp dự án Manhattan (Manhatten Project) để sở hữu vũ khí nguyên tử trước phe Trục (phát xít).

Đinh Hoa Lư

sources
http://www.energytribune.com/2771/understanding-e-mc2#sthash.J9ZIZVqW.dpbs
UC Davis ChemWiki
http://chemwiki.ucdavis.edu/Physical_Chemistry/Atomic_Theory/The_Atom/Sub-Atomic_Particles
http://zebu.uoregon.edu/~soper/Sun/fusionsteps.html
https://www.utdallas.edu/~parr/chm5414/54140903.html

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img