Friday, March 29, 2024

Thay đổi khí hậu khiến loài gấu không còn ngủ đông?

New York Times – Khi còn bé, tất cả chúng ta đều học những bài học vạn vật học căn bản mà ai cũng nhớ, như nước biển thì mặn, cây cối cần ánh sáng mặt trời để phát triển và loài gấu thì ngủ đông qua những tháng dài lạnh lẽo.

Nhưng khi khí hậu thay đổi với những mùa đông ấm áp hơn, mùa thu kéo dài hơn và mùa xuân thì đến sớm hơn, chu ký sinh học của thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng theo.

Các nhà khoa học cho hay loài gấu đen của Bắc Mỹ cũng thay đổi thói quen ngủ đông của chúng và trong một số trường hợp, chúng cũng không còn ngủ đông và cả mùa đông đều thức tỉnh và một số khác thì ngủ rất ít, chúng rời bỏ hang khá sớm.

Trong một khảo sát khoa học mới được công bố thì thì cứ mỗi một độ bách phân tăng cao hơn vào mùa đông thì loài gấu sẽ ngủ ít hơn 6 ngày. Vì thế bản khảo sát này cho là đến những năm 2050 khi nhiệt độ mùa đông khá ấm áp, loài gấu den này sẽ “thức” nhiều hơn từ 15 đến 39 ngày mỗi mùa đông.

Photo Credit: NYT

Khi khảo sát khí hậu ở vùng Pine Nut Mountains ở phía tây bắc Nevada gần Lake Tahoe trong tháng 2 vừa qua, nhiệt độ trong mùa thu đã tăng cao hơn đến 4.7 độ C so với nhiệt độ trung bình cùng khoảng thời gian của thế kỷ 20. Trong tháng giêng còn ấm hơn, nhiệt độ đã gia tăng thêm 5.4 độ C.

Loài gấu vùng ôn đới có thói quen ngủ đông vì vào mùa đông chúng kiếm thực phẩm rất khó khăn. Khi ngủ đông, chúng không ăn uống hay thậm chí không bài tiết, thân nhiệt của chúng giảm rất thấp và nhịp tim giảm chỉ còn 9 lần đập mỗi phút.

Khi hạn hán xảy ra do khí hậu thay đổi, loài gấu đen rất khó khăn khi tìm thực phẩm, dù có ‘thức’ vào mùa đông cũng thế.

Đào Nguyên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img