Thursday, March 23, 2023
spot_img

Ngôi sao giống Mặt Trời nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái Đất

Space.com – Nghiên cứ cho thấy một ngôi sao giống Mặt Trời đã nuốt chửng hơn mười hành tinh có kích cỡ như Trái Đất.

Theo tuyên bố của Đại học Princeton thì các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho ngôi sao này là Kronos, theo thần thoại Hy Lạp là một titan đã ăn thịt con của mình khi chúng muốn tách ra. Kronos thuộc hệ ngôi nhị phân hay còn gọi là hệ sao nhân đôi, nằm cách Trái Đất 350 năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học phát hiện tính năng “ăn” hành tinh khác của Kronos khi so sánh thành phần hóa học của nó với sao chổi Krios – đặt theo tên của một vị thần Hy Lạp, anh trai của Kronos. Kết quả cho thấy Kronos có hàm lượng khoáng chất tạo đá cao bất thường, cho thấy nó có thể chứa khoảng 15 hành tinh có kích cỡ tương tự Trái Đất trong suốt khoảng thời gian tồn tại.

Hai ngôi sao này – tên khoa học là HD 240430 và HD 240429, đã tồn tại khoảng 4 tỷ năm. Các nhà quan sát cũng cho biết là chu kỳ quay của hai ngôi sao này là khoảng 10,000 năm hoặc lâu hơn.

Photo Credit: AP

Điều đáng ngạc nhiên về bộ sao đôi này là chúng chứa những chất khác nhau hoàn toàn. Kronos chứa lượng chất cao bất thường như magiê, nhôm, silic, sắt, crôm và itrit – các kim loại tạo thành phần lớn các hành tinh như Trái Đất. Tuy nhiên, ngôi sao này không có những hợp chất ở dạng khí như là ôxy, cacbon, nitơ và kali.

Sự phong phú này nằm ở bề mặt Kronos, chứ không phải dạng hỗn hợp sâu bên trong. Hơn nữa các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các loại khoáng chất này đông lại khi gặp nhiệt độ cao – một tính chất thường có của các ngôi sao đá.

Do đó, có khả năng Kronos đã “nuốt” 15 hành tinh cỡ Trái Đất mới có những khoáng chất phong phú như vậy.

Jessie Christiansen, nhà thiên văn học của Viện Khoa học Exoplanet của Viện Công nghệ California, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Hiện tại, chúng ta vẫn đang trong giai đoạn kết hợp các quan sát khác nhau để xác định cách nào và khi nào các hành tinh ngoại lai hình thành.”

Christiansen nói: “Khó để quan sát trực tiếp sự hình thành các hành tinh quanh những ngôi sao trẻ, vì thường chúng bị bao phủ trong bụi.”

Nam Phố (Theo Space.com)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT