Wednesday, March 22, 2023
spot_img

Giám đốc điều hành Pfizer phản đối việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc-xin

Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla, cảnh báo hôm thứ Sáu rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ cho vắc-xin Covid – một đề xuất mà Tổng thống Joe Biden ủng hộ– sẽ gây ra một cuộc chạy đua trên toàn thế giới về nguyên liệu, đe dọa đến việc sản xuất thuốc tiêm Covid an toàn và hiệu quả.

Chính quyền Biden hôm thứ Tư cho biết họ ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ để phục vụ việc mở rộng phân phối vắc xin cho các quốc gia có thu nhập thấp hiện đang bị đại dịch tàn phá.

Nhưng Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla cho biết ông tin rằng đề xuất bỏ quyền sở hữu trí tuệ “tạo ra nhiều vấn đề hơn.”

“Hiện tại, cơ sở hạ tầng không phải là trở ngại lớn để chúng tôi sản xuất nhanh hơn”, Bourla viết trong một lá thư gửi đồng nghiệp đăng trên LinkedIn . “Trở ngại lớn nhất là việc khan hiếm của các nguyên liệu thô chuyên dụng cao cần thiết để sản xuất vắc-xin của chúng tôi.”

Bourla cho biết vắc xin của Pfizer cần 280 nguyên liệu và thành phần khác nhau có nguồn gốc từ 19 quốc gia trên thế giới. Ông lập luận rằng nếu không có sự bảo vệ bằng sáng chế, các đơn vị có ít kinh nghiệm hơn Pfizer trong việc sản xuất vắc xin sẽ bắt đầu cạnh tranh cho các thành phần giống nhau.

Bourla viết: “Hiện tại, hầu như mọi gam nguyên liệu thô được sản xuất đều được vận chuyển ngay lập tức đến các cơ sở sản xuất của chúng tôi và được chuyển đổi ngay lập tức và đáng tin cậy thành vắc xin được vận chuyển ngay lập tức trên khắp thế giới.”

Ông dự đoán rằng đề xuất từ ​​bỏ quyền sở hữu trí tuệ “có nguy cơ làm gián đoạn nhập khẩu các nguyên liệu thô.”

Bourla viết: “Nó sẽ mở ra một cuộc tranh giành các yếu tố đầu vào quan trọng mà chúng tôi yêu cầu để tạo ra một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả.”

Giám đốc điều hành viết: “Các đơn vị có ít hoặc không có kinh nghiệm trong sản xuất vắc xin có khả năng săn đuổi những nguyên liệu thô mà chúng tôi yêu cầu để mở rộng quy mô sản xuất, khiến sự an toàn và an ninh của tất cả mọi người gặp rủi ro.”

Tòa Bạch Ốc đã chuyển hướng tiếp cận của CNBC về bài đăng của Bourla tới văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan này đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Các nhà lãnh đạo của Tổ chức Thương mại Thế giới gần đây đã thúc giục các quốc gia thành viên đi đến một thỏa thuận về khả năng miễn cấp bằng sáng chế vắc xin. Nhưng ngay cả khi có sự hậu thuẫn của Mỹ, một thỏa thuận cũng khó có thể được đảm bảo, vì các phán quyết của WTO dựa trên sự đồng thuận, cần sự chấp thuận của tất cả 164 thành viên.

Đức, một thành viên WTO và là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu, đã đưa ra phản đối đề xuất miễn trừ vào thứ Năm. BioNTech, hợp tác với Pfizer trong việc phát triển vắc-xin, có trụ sở tại Đức.

Bourla trên LinkedIn cũng bày tỏ lo ngại rằng việc miễn trừ vắc xin có thể “sẽ không khuyến khích bất kỳ ai khác chấp nhận rủi ro lớn.”

TH

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT