Friday, September 29, 2023
spot_img

ĐIỆN NĂNG TỪ GIÓ

Cali Today News – Chiến lược của Tổng Thống Obama về nguồn năng lượng mới trong thế kỷ 21

Tổng thống Obama: “Nếu Quốc Hội không hành động gấp rút để bảo vệ thế hệ tương lai, tôi sẽ làm lấy.”
Tại hội nghị thượng đỉnh kinh tế G20 Hàng Châu, ngày 3/9/2016 lãnh đạo hai siêu cường Mỹ và Trung Cộng Obama và Tập Cận Bình cũng là hai nước ‘nhả khói’ vào bầu khí quyển nhiều nhất, đã chính thức phê chuẩn Thoả Thuận Thay Đổi Khí Hậu Paris với sự chứng kiến của ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon.
Ông Obama phát biểu: “Cuối cùng điều mà tôi đặt niềm tin bao lâu nay là thoả thuận Paris sẽ điểm mốc thay đổi số phận hành tinh chúng ta. Tôi tin rằng lịch sử nhân loại sẽ phát xét nổ lực hôm nay của chúng ta là điều mấu chốt nhất.”

TT OBAMA từng quyết tâm xây dựng một nước Mỹ của thế kỷ 21 với tái cấu trúc hạ tầng bằng nguồn năng lượng sạch.

Trong đó có những kế hoạch trước năm 2025 phải có kế hoạch thực tế chế tạo những loại xe hơi có hiệu ứng năng cao chạy được trên 50 miles /1 gallon nhiên liệu. Những model xe truck, vans, bus từ 2014 -2018 là những loại xe sản xuất với năng suất cao tức là tiêu thụ nhiên liệu càng ít . Kế hoạch này tiết giảm tới 500 triệu barrel dầu khoảng 50 tỷ đô la trị giá . Vấn đề là cắt giảm luồng khí dioxide carbon là quan trọng.
Từ vấn đề nghiêm túc là hạ giảm hiệu ứng nhà kiếng, trong hai nhiệm kỳ của TT Obama đã đưa chiến lược chế tạo các thế hệ xe hơi tại Mỹ kể cả xe vận tải lớn thay đổi cách dùng xăng dầu truyền thống bước qua thế hệ dầu và khí đốt sạch hơn, ít khói thải hơn. Hiện nay nhu cầu nhập dầu của Mỹ hạ giảm đã chứng minh chiến lược chống ô nhiễm của nội các Obama có kết quả hữu hiệu.

Những kế hoạch đang kích thích toàn quốc nước Mỹ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo càng ngày càng mở mang. Chuyện này thành công ra sao và cái giá của nó như thế nào?

Nguồn tin từ những nhân vật có thẩm quyền nhất đã đề đạt nước Mỹ nên tống khứ lần những nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu và than đá để tới với những nguồn năng lượng tái tạo được.

T. Boone Pickens, tỷ phú dầu Texas, đã dựng nên kế hoạch dùng những cánh quạt gió tận dụng gió trời tạo ra điện năng . Ông ta đã với tổ hợp Pickens Texas từ đó tiết kiệm được lượng khi thiên nhiên cho việc chạy xe hơi.

T Boone đã khuyến khích đất nước bớt lần sự lệ thuộc vaò dầu nước ngoài bằng công cuộc đầu tư hàng trăm triệu đô la vào các các cánh đồng rộng lớn vùng sừng Texas cho việc này và cùng với vốn liên doanh với BP có sở hữu các cổ phần trong các công ty chế tạo các phụ tùng giúp xe hơi chạy bằng khí đốt thiên nhiên. Nếu kế hoạch này tiến triển tốt dĩ nhiên ông ta sẽ trở nên giàu có là chuyện chắc.

Cựu phó tổng thống Mỹ Algore người lãnh Nobel Hòa Bình đã dám tuyên bố trong 10 năm tới các thế hệ điện năng tuơng lai sẽ chấm dứt hoàn toàn xử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Chuyện đã hiện thực hay đang còn trong mơ tưởng?

“Nó không phải là vấn đề kỹ thuật có khả thi hay không mà là vấn đề giá thành,” Chritz Namovitz một chuyên viên phân tích của EIA (Energy Information Agency) đã nói như trên. Nhu cầu chúng ta đang quá cao. Toàn bộ quốc gia đang phụ thuộc vào nguồn than đá một loại nhiên liệu quá ô nhiễm trong các loại nhiên liệu hoá thạch lên tới 50 % sản lượng dùng. Trong khi đó khí đốt thiên nhiên chiếm 21% còn năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân cũng đã cung cấp tới 20%. Một phần tỷ lệ nhỏ dùng Hydro và dầu tinh chế khác còn năng lượng lấy từ gió, ánh nắng mặt trời, sinh vật hữu cơ, địa nhiệt chỉ chiếm tới có 3% mà thôi. Theo thông tin của EIA cho biết như thế.

Theo Pickens phải mất tới 10 năm để lên một kế hoạch thay dần chuyện sản xuất điện chạy từ khí đốt bằng năng lượng gió.

“Thật là một vấn đề gây tranh cãi,” Dave Halmiltons giám đốc chương trình năng lượng chống việc hâm nóng địa cầu Sierra Club đã tuyên bố vậy. “Nhưng đây là quyết định đúng hướng, chúng ta không nên lãng tránh công cuộc hay ho này “. Ông ta tiếp.

Trở ngại do gió bất thường

Trở ngại lớn cho chúng ta, khác với khí đốt thì khi nào cũng cháy được đều đặn nhưng gió thì có khi không, đây là một thử thách lớn đầu tiên cho chúng ta.

Để duy trì dòng điện khi gió ngưng thổi người ta nghĩ tới chế tạo các máy TỤ ĐIỆN, tích trữ điện năng đưa vào mạch khi không có gió. Paul Fremont một chuyên viên phân tích của Công ty The Investment Bank Jefferies đã nghĩ ra vậy.

Ở đây cũng có thể chúng ta phải duy trì các nhà máy điện chạy bằng khí đốt. Hay dám đưa vào thực hiện các phát minh rất mới như ở Châu âu đã lợi dụng sức dư thừa điện khi nhiều gió để đưa nước lên trữ ở một độ cao và nước sẽ chảy xuống ở các nhà máy thủy điện tạo lại điện năng mỗi khi hết gió.

Cả hai cách để dự trữ nguồn điện đều có cái giá của nó.

“Thật rất tốn kém và không hiệu quả cho toàn cảnh xã hội,” Fremont nói tiếp như thế. Các nhà làm chính sách đang lượng định coi cái lợi của nó có đáng làm hay không trứớc đã. Vấn đề là các nhà máy điện phải tích lũy điện năng trong bình diện rộng để đối phó trường hợp những nơi hoàn toàn không gió.

Becker thuộc Sierra Club còn nghĩ ra một phát kiến mới là hòa mạng điện để cung cấp tới điều hòa nguồn điện năng lại với nhau. ông ta tiếp:

“Càng nhiều tập trung vào chuyện này chúng ta càng mau đưa tới giải quyết thành công được công trình này.”
Can thiệp của chính quyền

Chuyện trở ngại trước tiên là việc thiếu Turbine và hạ tầng cơ sở khi nguồn điện năng từ gió đã sản xuất ở bình diện rộng. GE, INDIA’S SUZLON và SPAIN’S GAMESA không sản xuất đủ turbine cho nhu cầu vì chính sách hoàn thuế của chính phủ hết hạn 2 năm mỗi lân. Nhưng chính sách hoàn thuế cũng khích lệ đầu tư vào nghành năng lượng mới mẻ này. Theo Fremont thì chính Pickens cũng nhờ vào 60 triệu mỹ kim hoàn thuế này mà rất hăng hái thực hiện chương trình này lên các nhà làm luật. Nhưng các công ty này cũng ngại rắng nếu chính sách bồi hoàn thuế không tái lập lại thì họ sẽ kẹt vốn với những turbine thặng dư nếu các nhà máy giảm mức sản xuất điện năng từ gió.

Thêm một trở ngại nữa là người ta không đoan chắc rằng chương trình chống hiệu ứng nhà kiếng của chình phủ có khả thi hay không? Một khi chương trình chống hiệu ứng nhà kiếng áp dụng kết quả thì người ta mới đầu tư qua lãnh vực đầu tư sản xuất điện lực từ gió trời. Các cánh đồng gío còn tạo ra nguồn lợi từ số tiền thay vi` để mua than thì bây giờ trả cho các công ty sản xuất ra nguồn năng lượng sạch để giảm thiểu hiệu ứng nhà kiếng.

Dù có thử thách như trên vấn đề là nguồn năng lượng từ gió trời có khả năng cung cấp tới 21 % nhu cầu toàn quốc không nắm ngoài hiện thực chút nào. Hiện tại điện nay từ gió mới cung cấp tới 0.8% nhu cầu toàn quốc mà thôi như thế chúng ta cần tới con số 20 lần như vậy. Năng lượng từ gió thật sự đang gia tăng đậm nét từ 1990 theo công ty EIA (cơ quan thông tin về năng lượng).

Kế hoạch 2 của tổ hợp Pickens dùng khí đốt để chạy xe coi bộ cũng thuận lợi. Các nhà sản xuất xe hơi đoan chắc rắng thế hệ xe hơi chạy bằng điện năng là thế hệ xe nay mai nhưng vẫn còn cần khí đốt để vận hành động cơ tái nạp lại điện cho bình điện xe trên tuyến dài.

Hơi đốt cũng lợi hơn dầu xăng vì rẽ bằng một nửa và sạch hơn 30%. Phí tổn để chuyển xe qua thế hệ chạy bằng khí đốt bình quân mỗi chiếc tốn trung bình từ 500 $ đến 2000 $. Khí đốt thiên nhiên chứa carbon trung tính và khí đốt từ sinh vật hữu cơ cũng không cần đến kỹ thuật mới nào. Julius Pretterebner chuyên gia nghiên cứu xe cộ và năng lượng thay thế đã nghĩ như trên.

Ông còn nói thêm: “Thật là một nguồn nhiên liệu thay thế tốt lành để đưa chúng ra khỏi sự lệ thuộc vào nguồn dầu nước ngoài.”

Cùng với lời kêu gọi của cựu Phó Tổng Thống Algore, chưa có biểu hiện nào đủ mạnh đánh giá và nếu kế hoạch của Pickens trở nên thiếu kết quả nữa thì xem như cả hai đều thất bại.

“Thật là không thực tế nếu chúng ta nghĩ rằng sẽ cai lần sự lệ thuộc vào các nguồn năng lượng hoá thạch,” Jim Owen phát ngôn viên của Công ty điện Edison phát biểu thế.

Không thực tế, điều này có thể là vậy nhưng theo EIA thì tới năm 2015 giá mỗi KW điện từ gió chỉ 7 cents đắt hơn điện chạy bằng than chỉ nửa xu mà thôi.

EIA còn nghĩ rằng nếu việc chống hiệu ứng nhà kiếng đã trở thành luật gắt gao thì những nguồn năng lượng thay thế sẽ từ 3% vượt lên 25% và tỷ lệ một nửa than đá đang dùng hôm nay sẽ giảm xuống còn ¼ mà thôi. Và theo EIA thì viễn cảnh của sự thay đổi này chỉ là vấn đề giá điện gấp đôi.

Nhưng những vấn đề nghiêm trọng từ hâu quả hiệu ứng nhà kiếng sẽ có cơ hội ngưng tăng – các khoa học gia Liên Hiệp Quốc tiên liệu thế- Và những cơn đại hạn hán và lụt lội lớn trên thế giới sẽ giảm thiểu rất nhiều.
Vấn đề của chúng ta, dân Mỹ sẽ “è lưng” trả tiền điện cao giá hơn nhiều lần.

Nhưng hiện nay kế hoạch turbine gió của ông đã thất bại nhất là cơn suy thoái kinh tế 2008 . Cuối cùng nhà tỷ phú này chú trọng về vấn đề khí đốt thiên nhiên làm năng lượng vận chuyển. Theo ông giấc mơ năng lượng về gió của ông còn yên ngủ trong ngăn kéo vì giá khí thiên nhiên còn rẻ. Tuy nhiên chiến lược về năng lượng từ gió còn ấp ủ cho những giấc mơ Mỹ với khả năng của nó lên tới 187 GW (ngàn tỷ watt). Hiện nay một nhà máy điện hạt nhân loại lớn có công suất chỉ ngang với 3 GW (3 tỷ watts). Như thế nó gấp quá 60 lần nhà máy điện hạt nhân. Rõ ràng nếu thực hiện được vấn đề tận dụng năng lượng gió, chúng ta sẽ giảm thiểu mối nguy hiểm về rủi ro hạt nhân từ tai nạn nhà máy điện nguyên tử gây ra và đỡ lo chất thải phóng xạ biết bao nhiêu.

Đinh Hoa Lư
theo
http://www.whitehouse.gov/energy/climate-change
https://gigaom.com/2012/10/15/t-boones-wind-farm-plans-finally-blow-away
http://www.depletedcranium.com/statsvis/energy.html https://www.theguardian.com/environment/2016/sep/03/breakthrough-us-china-agree-ratify-paris-climate-change-deal

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img