Friday, September 22, 2023
spot_img

Bức ảnh cuối cùng của vệ tinh Hitomi gửi về trái đất

Cali Today News – Các nhà khoa học của Nhật Bản cho hay bức ảnh cuối cùng của vệ tinh Hitomi gửi về là một chùm thiên vân cách Địa Cầu 250 triệu năm ánh sáng, trước khi vệ tinh này tan nát trong vũ trụ.

Được phóng lên vũ trụ vào tháng 2 năm nay, Hitomi đã bị trục trặc vào tháng 3 nhưng sau đó các nhà khoa học Nhật lấy lại kiểm soát. Trước khi vệ tinh không còn hoạt động, họ lấy được ảnh của chòm thiên vân Perseus từ vệ tinh này và cho đăng trên báo Nature.

Lẽ ra sứ mệnh của vệ tinh Hitomi phải kéo dài trong nhiều năm nhằm nghiên cứu các chùm thiên hà trong vũ trụ, cũng như tính chất về không gian và thời gian xung quanh các lỗ đen. Hitomi trị giá trên 250 triệu đô la, nó là một công trình khoa học hợp tác quốc tế giữa Nhật và NASA, Anh và một số quốc gia khác.

Các luồng khí nóng giữa các thiên hà được đặc biệt nghiên cứu, chúng di chuyển với tốc độ 540,000 cây số/giờ, ít hơn tốc độ mà các khoa học gia vũ trụ tưởng trước đây.

Chùm thiên hà Perseus chứa đầy khí nóng với nhiệt độ có thể lên đến 90 triệu độ F và nó cũng chứa một ‘siêu lỗ đen’ khiến các vùng ngoại vi của nó luôn có lượng khí khổng lồ bắn ra và chính các luồng khí này được các khoa học gia quan tâm đo đạc.

Giờ đây với sự trợ giúp của vệ tinh Hitomi, giới khoa học mới biết các ‘siêu lỗ đen’ trong vũ trụ có khả năng tạo ra các vì sao mới, thậm chí các chùm thiên hà mới.

Đào Nguyên (SCM)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img