Thursday, March 28, 2024

Philippines – Việt Nam thận trọng đề nghị của TT Trump làm trung gian tại Biển Đông

SCMP – Các tranh chấp về vùng tranh chấp Biển Đông từ lâu đã là một điểm đáng lo ngại trong quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ, luôn cả Việt Nam và các nước Châu Á Thái Bình Dương khác. Bắc Kinh nhấn mạnh những bất đồng phải được giải quyết thông qua đàm phán với các nước trực tiếp tham gia, và Washington không có lý do để tham dự trong các cuộc đàm phán.

Lời phát biểu của ông Trump tại Hà Nội vào Chủ Nhật chỉ vài giờ trước khi ông Tập bắt đầu chuyến thăm chính thức lần thứ hai của ông với các cựu đồng minh của cộng sản.  Các quốc gia này đã nổi lên trong năm qua với tư cách là đối thủ có tiếng nói đối với những tuyên bố chủ quyền và quân sự hóa các đảo nhân tạo của TQ ở vùng biển trannh chấp .

“Nếu tôi có thể giúp hòa giải hoặc phân xử, xin vui lòng cho tôi biết,” TT Trump nói tại một cuộc họp ở Hà Nội với Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang. “Tôi là một trọng tài, và một hòa giải viên rất tốt.”

Cũng giống như bài diễn văn của ông vào thứ Sáu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, nơi ông đã nói ra  sự “mở rộng lãnh thổ” của Trung Quốc.  TT Trump thừa nhận một lần nữa rằng quan điểm của Trung Quốc trên vùng Biển Đông là một vấn đề gai góc.

Việt Nam đã không có phản ứng trực tiếp đề nghị của Trump.  Thay vào đó, ông Quang nói: “Chính sách của chúng ta là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán hòa bình” với “tôn trọng quá trình ngoại giao và pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông giàu năng lượng chiếm gần 90% diện tích biển và chồng lấn với lãnh hải các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte thận trọng trước vấn đề này, nói rằng sự tranh chấp “nên để yên”.

“Chúng ta phải là bạn. Một vài quốc gia khác muốn chúng tôi đối đầu với Trung Quốc”, Duterte nói, khi trở về nhà từ Apec để chủ trì các hội nghị thượng đỉnh Asean và Đông Á tại Manila. “Biển Đông tốt hơn hảy để yên, không quốc gia nào có thể đủ khả năng để đi đến chiến tranh.”

Photo Credit: AP

Ngoại trưởng Philippine, ông Alan Peter Cayetano nói rằng Manila sẽ tiếp tục đàm phán song phương với Bắc Kinh.

“Chúng tôi cảm ơn ông Trump. Đó là một đề nghị tốt bụng và hào phóng vì ông ấy là một người hòa giải tốt. Ông là bậc thầy của nghệ thuật sự thử thách, “Cayetano nói. “Không một quốc gia nào có thể trả lời ngay vì đàm phán hòa giải bao gồm tất cả những nước có quyền yêu cầu bồi thường và các  nước không có quyền yêu cầu bồi thường.”

Vùng Biển Đông là một tuyến đường thủy bận rộn và quan trọng, với khoảng 30% thương mại hàng hải toàn cầu và khoảng một nửa số vận chuyến hàng dầu toàn cầu đi qua hàng năm.

Việc TT Trump nói về Trung Quốc tại Việt Nam là một sự thay đổi mạnh mẽ từ những ngày trước đó ở Bắc Kinh.  Tại đây nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tự hào về mối liên hệ cá nhân của mình với Chủ tịch Tập, và ông Trump đã tránh đối đầu công khai với các vấn đề gây tranh cãi, bao gồm cả chuyện Biển Đông.

Các nhà quan sát cho biết, sự thay đổi đột ngột này là một sự kiểm nghiệm thực tế cho quan hệ Mỹ-Trung.

Họ nói những lời nói của ông Trump, đưa ra vài gợi ý về kế hoạch của ông kế tiếp, sẽ củng cố nghi ngờ của Bắc Kinh rằng Washington muốn can dự vào các vấn đề Biển Đông và gây rối Trung Quốc.

Bất kể các phản đối lặp đi lặp lại của Bắc Kinh, chính quyền ông Trump đã thực hiện bốn lần tuần hành  tự do hàng hải của hải quân Hoa Kỳ gần các hòn đảo kiểm soát của Trung Quốc trong năm nay, bao gồm một lần vào tháng trước.

Wu Xinbo, một chuyên gia về vấn đề Mỹ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, nói: “Trung Quốc không muốn Hoa Kỳ hòa giải trong các tranh chấp Biển Đông vì những lo ngại về sự can thiệp của Hoa Kỳ”.

Ông Wu nói rằng Washington đã từ chối chú ý đến những mối quan ngại của Bắc Kinh và ngừng tuần tra.  Những phát biểu mới nhất của ông Trump về các vụ tranh chấp hàng hải dường như là một nỗ lực nhằm gây căng thẳng để chống lại ảnh hưởng đang lan rộng của Trung Quốc trong khu vực.

Ông nói: “Việt Nam đã đặt hy vọng vào Washington để kiềm chế Trung Quốc, và đề nghị mới nhất của TT Trump cho thấy họ đang có kế hoạch với vấn đề Biển Đông.

Mối quan hệ nồng ấm của Hà Nội với Washington và tình trạng chống Trung Quốc đang gia tăng cũng sẽ cản trở chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập.

Trong tháng 7, Trung Quốc đã gây áp lực buộc Việt Nam phải ngừng khoan dầu tại một khu vực tranh chấp làm cho mối quan hệ Trung-Việt xuống mức rất thấp. Cuộc thăm viếng cuối cùng của ông Tập vào năm 2015 đã bị lu mờ bởi các cuộc biểu tình phản đối mạnh mẽ Bắc Kinh đối với một vụ tranh chấp khác về dầu ở Biển Đông năm trước.

Bà Bùi Thị Thu Hiền, một chuyên gia về Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết Việt Nam là nước láng giềng nhỏ hơn lo ngại rằng Trung Quốc sẽ trở nên quyết đoán hơn sau khi ông Tập tập trung quyền lực tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản tháng trước.

Bà Hiền nói, “Với sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc, sự cạnh tranh của họ với các cường quốc khác là sự không thể tránh khỏi, điều này có thể dẫn đến sự bất ổn trong khu vực ảnh hưởng đến tất cả các nước”

Alexander Vuving, một chuyên gia Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Daniel K Inouye thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương ở Honolulu, cho biết mặc dù Bắc Kinh đã thành công trong việc chìu theo bản ngã của ông Trump và làm dịu lời phát biểu  của ông Trump về Trung Quốc vào tuần trước nhưng không có nhiều thay đổi đối với các nguyên tắc cơ bản mối bang giao của Hoa Kỳ-Trung Quốc.

Ông nói rằng mặc dù TT Trump và Chủ tịch Tập có vẻ như có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp, bang giao Bắc Kinh – Washington sẽ được trắc nghiệm tại các hội nghị thượng đỉnh Asean và Đông Á ở Philippines, có quan hệ hợp tác bốn bên với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.

“Việc nối lại liên minh bốn chiều là yếu tố nảy nở của một kiến trúc an ninh khu vực mới nhằm vào Trung Quốc”, Vuving nói.

Ngọc Thạch (Theo SCMP)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img