Friday, March 29, 2024

Hoa Kỳ có vai trò gì ở vùng Biển Đông?

Forbes – Từ sự chiếm đóng thuộc địa của Anh tới khu vực các vụ nổ hạt nhân trên Nhật Bản và việc thanh lọc sắc tộc của Khmer Đỏ, vùng Biển Đông đã trải qua một số cuộc xung đột nguy hiểm nhất trên thế giới.  Vùng này đã là một trận địa đẫm máu trong nhiều thế kỷ.

Các quốc gia ở vùng Biển Đông đã trải qua cuộc xâm lăng, chiếm đóng thuộc địa, được giải phóng nhiều lần.  Các tổng thống được bầu cử bị cầm tù và các nhà độc tài bị truất ngôi, thế giới như chúng ta biết nó đã thay đổi vì những cuộc cách mạng và cuộc nội chiến đã xảy ra ở đây. Các nước bị chia cắt đang ở trong một trạng thái không thay đổi của kinh sợ binh đao.

Khu vực này có cả nền dân chủ đang phát triển và các quốc gia đang hấp hối, cùng với nhà vua lẫn nhà độc tài. Để kiểm soát các tài nguyên ngày càng thu hẹp, cả nền kinh tế chính quyền và các nền kinh tế tự do cạnh tranh.

Tình trạng thường trực của các vấn đề ở Biển Đông là liên tục bất hòa, vì các nước ở đây không phải là những nước láng giềng tốt. Bây giờ là thời điểm tốt để các nhà đầu tư dự đoán trò các ván cờ sẽ diễn ra như thế nào, vì căng thẳng ở đây đang phát triển trở lại và các khoản đầu tư có giá trị hàng tỷ đô la đang được thẩm định.

Chi phí chiến tranh

Trước khi chúng ta có thể hiểu được hiện tại và tận dụng lợi thế của tương lai, chúng ta cần phải biết về lịch sử của khu vực.

Năm 1949, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất ở Biển Đông đã xảy ra.  Chủ tịch Mao, lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã xua đuổi Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch khỏi lục địa. Quân của họ đã rút về đảo Đài Loan.

Photo Credit: AP

Tám triệu người thiệt mạng vì cuộc xung đột này, trong khi hai triệu người đã bị đuổi ra khỏi quê nhà. Đài Loan bị lu mờ bởi cái bóng của một trong những nước lớn nhất và khó khăn nhất thế giới, tuy nhiên họ cũng có một mong muốn khu vực không thể kiểm soát được cùng với các nguồn tài nguyên của nó.

Quân Mỹ đổ bộ lên cảng Inchon cùng thời gian. Nam Hàn đã bị người nước ngoài cai trị trong nhiều năm. Từ năm 1910 đến năm 1945, đế quốc Nhật bản kiểm soát bán đảo này (vào thời kỳ đó các quốc gia có thuộc địa thường được gọi là đế quốc).  Sau đó, quốc gia này bị chia cắt, miền Bắc được hổ trợ bởi Trung Quốc và miền Nam ủng hộ bởi Hoa Kỳ.

Cho đến nay, sự xung khắc giữa hai miền Bắc Nam này đã giết chết hàng triệu người. Hòa bình thế giới đang bị đe doạ kể từ khi các nhà lãnh đạo quốc tế mất dần sự kiên nhẫn trong khi chế độ bất ổn Bắc Hàn tiếp tục thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

Nhưng so với Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Triều Tiên chỉ là một cuộc xô xát nhỏ. Sau khi tuyên bố có mất gần bốn triệu mạng, Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc xung đột quân sự đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại.

Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh rộng lớn của Việt Nam đã lan rộng ra nước láng giềng, Campuchia, sau khi các lực lượng quốc gia và cộng sản chiến đấu chống lại nhau, thì đất nước này sau đó đã bị cơn nạn diệt chủng do Khmer Đỏ chủ trương.

Bạn bè mới và kẻ thù cũ

Biển Đông chắc chắn là một trong những vùng đẫm máu nhất trên trái đất này.

Các quốc gia trong khu vực đã từng là đồng minh hoặc kẻ thù trong hàng trăm năm, trong khi các quốc gia khác trên thế giới lại nhúng mũi vào khu vực này.  Có một số giả thuyết cho rằng động lực chính của sự xung đột trong khu vực gần đây, cho dù là hậu trường hay ngoài tuyến đầu là Hoa Kỳ

Có hai hiệp ước chính từ vài thập niên trước: Trung Quốc (và trước đây là Liên Xô) và Hoa Kỳ. Ở Châu Âu, những kẻ thù cũ có thể trở thành bạn bè nhanh. Nhưng ở Biển Đông, thái độ này hiếm khi được nhìn thấy, và do đó cuộc chạy đua vũ trang khu vực đã được bắt đầu.

Chi tiêu quốc phòng tăng cao, nơi có hơn 500.000 nhân viên quân sự ở Châu Á Thái Bình Dương đến từ Hoa Kỳ.  Khi một quốc gia có hơn nửa triệu lính đóng quân  xa hàng ngàn dặm, chi tiêu quá đắt. Nhưng mục tiêu của Hoa Kỳ là gì? Kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai, đất nước này được coi là “cảnh sát thế giới” giúp duy trì hòa bình trong vùng thất thường này.

Hoà bình không nhất thiết là một mục tiêu của tổ chức từ thiện. Cuộc xung đột vũ trang của Chiến tranh Lạnh trong một khía cạnh nào đó là một việc kinh doanh kiếm tiền. Các công việc mới, các ngành công nghiệp mới và công nghệ mới đã được tạo ra, vì các chính phủ đã có động lực để chi tiêu cho sự nghiên cứu và phát triển.

Do đó, không chỉ nhu cầu trong thời kỳ suy thoái kinh tế mà còn cả sự tự tin của người tiêu dùng phải được tăng cường. Lợi ích của chi tiêu tăng lên lan rộng đến các ngành kỷ nghệ khác như một phản ứng dây chuyền “domino”. (Một tài liệu không có tên nói rằng chiến tranh Việt Nam đã mang lại 130 tỷ USD cho GDP của Mỹ. Đây được gọi là “nền kinh tế chiến tranh?”)

Ngọc Thạch (Theo Forbes)

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img