Thursday, March 28, 2024

Đảng ‘tự sửa mình’ hay bị nội bộ gây sức ép?

Thiền Lâm

Vietnam – Cali Today News – Khoảng hai tuần sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 6 vào ngày 11/10/2017, bầu không khí “chống tham nhũng” ở Việt Nam đã xuất hiện vài ba dấu hiệu sôi động bất ngờ và cũng gây ra mối nghi ngờ trong dư luận.

Buổi chiều ngày 24/10 đã bất ngờ diễn ra hai vụ việc mà trước đó không hề được công bố:

1. Ở miền Bắc, cơ quan Thanh tra chính phủ “bỗng dưng” tổ chức công bố bản kết luận thanh tra về khu “biệt phủ” của Phạm Sỹ Quý – Giám đốc Sở tài nguyên môi trường Yên Bái và cũng là em ruột của Bí thư tỉnh ủy Phạm Thanh Trà ở tỉnh này. Đáng lý ra, kết luận thanh ta đã phải được công bố trước đó 2 tháng để khớp với thời hạn công bố kết luận. Tuy nhiên, điều an ủi là kết luận thanh tra đã xác định phần nào trách nhiệm của ông Phạm Sỹ Quý về “kê khai tài sản không trung thực”, dù vẫn còn “chưa đến mức độ xử lý hình sự”.

Bên lề vụ công bố kết luận thanh tra này, không thể không để ý đến việc Bộ Chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng vừa quyết định thay thế Tổng thanh Tra chính phủ Phan Văn Sáu bằng một nhân vật khác là ông Lê Minh Khái. Vụ công bố kết luận thanh tra “biệt phủ Phạm Sỹ Quý” xảy ra ngay sau khi thay thế Tổng thanh ta chính phủ cho thấy một sự tác động khá rõ nét của “trên” vào vụ Yên Bái. Bởi trước đó khi Thanh tra chính phủ cố ý trì hoãn việc công bố kết luận thanh tra biệt phỉ Phạm Sỹ Quý, đã xuất hiện nhiều dư luận bức xúc về việc chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người “đỡ đầu” cho Bí thư Yên Bái Phạm Thanh Trà và do đó cho cả Phạm Sỹ Quý.

2. Cũng vào chiều ngày 24/10, cựu giám đốc Pharma Nguyễn Minh Hoàng bất ngờ bị công an bắt ngay tại phiên tòa phúc thẩm đang xét xử bị cáo này. Pharma lại doanh nghiệp bị tố cáo nhập khẩu thuốc ung thư giả và gây phẫn uất ghê gớm trong dư luận.

Việc Nguyễn Minh Hoàng bị bắt tại tòa đã cho thấy ít nhất hai vấn đề lớn: thứ nhất, dù trước đó đã bị án tù trong phiên tòa xử sơ thẩm, nhưng không thể hiểu nổi là Nguyễn Minh Hoàng vẫn ung dung được “ở ngoài”, để đến phiên tòa xử phúc tẩm mới bị bắt và còng tay chính thức; thứ hai, một số luật sư nhận định rằng với việc “bắt ngay tại tòa” đối với Nguyễn Minh Hoàng cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ án đã gia tăng, rất có thể phát sinh tình tiết mới cần điều tra và có thể liên quan những nhân vật khác. Ngay sau đó, lập luận này đã được củng cố bởi việc lần đầu tiên tòa án triệu tập Thứ trưởng y tế kiêm Cục trưởng Cục Dược Trương Quốc Cường – người bị cho là “dính nặng” trong vụ việc Pharma nhập thuốc ung thư giả. Trước đó, ông Cường vẫn bình yên vô sự, thậm chí còn có vẻ thách thức làn sóng lên án của dư luận và báo chí.

Song trùng vụ Nguyễn Minh Hoàng bị bắt ngay tại tòa và tòa triệu tập Trương Quốc Cường, vụ án này đang có chiều diễn biến theo hướng ông Cường có thể sẽ phải chịu không chỉ trách nhiệm hành chính mà cả trách nhiệm hình sự.

Sau ngày 24/10, không phải thông tin chính thức, mà một số tin tức ngoài lề cho biết Bộ Chính trị và Ban Bí thư đang có ý định thay thế ghế bộ trưởng y tế của bà Nguyễn Thị Kim Tiến bằng một người khác. Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến – nhân vật gây tán loạn dư luận với quá nhiều đồn đoán kèm thông tin vụ “bồ nhí” và khối tài sản cá nhân khổng lồ – cũng sẽ bị thay.

Vụ án Nguyễn Minh Hoàng sẽ dẫn đến ‘bầy chuột’ Trương Quốc Cường và Nguyễn Thị Kim Tiến?
Ảnh: Báo Mới

Đáng chú ý, cả hai trường hợp Nguyễn Thị Kim Tiến và Trịnh Văn Chiến đều bị du luận cho là nếu không thuộc “cánh anh Trọng” thì cũng là “phe anh Phúc”, mà không thấy nói gì đến “anh Quang” hay “chị Ngân”.

Có một sắc thái là lạ trong không khí chính trường sau Hội nghị trung ương 6.

Tại hội nghị trên, Tổng bí thư Trọng đã chỉ “diệt ruồi’ Nguyễn Xuân Anh – nhân vật được đồn đoán “thân” với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong khi không đả được “hổ” Đinh La Thăng. Ngay sau hội nghị trên, ông Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình, Tây Hồ (Hà Nội). Trước nhiều bức xúc của cán bộ lãnh thành, trong đó “khen vụ Đà Nẵng, chê vụ Yên Bái” và nhiều cử tri hỏi tại sao cho đến giờ Thanh tra chính phủ vẫn chưa công bố kết luận thanh tra biệt phủ của Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Yên Bái, ông Trọng cho rằng phải bình tĩnh xem xét toàn diện các mặt để tìm nguyên nhân, khi xử lý thì “không phải dập cho người ta không thể ngóc đầu dậy được, Bác Hồ dạy cốt để cán bộ sửa sai, để tiến bộ trưởng thành…”.

Nếu theo logic lời nói cùng khẩu khí có vẻ “thật” của ông Trọng, vụ biệt phủ Phạm Sỹ Quý có thể tiếp tục “nằm” và Thanh tra chính phủ tiếp tục trì hoãn việc công bố kết luận thanh tra về vụ này. Vậy tại sao ít ngày sau đó, Thanh tra chính phủ lại đột ngột công bố kết luận thanh tra?

Một câu hỏi đặt ra: phải chăng Tổng bí thư Trọng, sau chuỗi đêm “tâm tư” trước sức ép của dư luận xã hội và nghi ngờ về “đánh trống bỏ dùi” trong chống tham nhũng, đã “tự sửa mình” bằng cách thay tướng của cơ quan Thanh tra chính phủ và liền sau đó chỉ đạo công bố kết luận thanh tra vụ biệt phủ Phạm Sỹ Quý, cho dù vẫn còn “nương tay”, cùng động thái tương tự cũng được áp vào vụ công ty Pharma, Thứ trưởng y tế Trương Quốc Cường và có thể cả Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến?

Nhưng cũng có một giả thiết – câu hỏi khác: liệu có một sức ép nào đủ mạnh nào đó trong nội bộ đảng, hoặc từ một “phe” nào đó mà khiến đảng không còn dám bưng bít thông tin lẫn “bao che” cho vụ biệt phủ Phạm Sỹ Quý và Pharma – Bộ Y tế?

Hoặc cả hai giả thiết trên đều đúng?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img