Thursday, March 28, 2024

Sắc lệnh di trú: Toà Phúc thẩm xem nặng những tuyên bố của ông Trump

Seattle (Washington Post) – Vào sáng hôm nay, toà Phúc thẩm Liên bang khu vực 9 đã mở phiên điều trần về sắc lệnh di trú gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump.

Ba vị thẩm phán liên bang ngày hôm nay tập trung vào những lời tuyên bố muốn áp đặt lệnh cấm những người Hồi giáo vào Mỹ trong thời gian ông Trump vận động tranh cử. Hội đồng thẩm phán xoáy vào vấn đề chính của vụ kiện, đó là, làm thế nào xác định được mục đích của lệnh cấm.

Bên nguyên cho rằng, sắc lệnh vi hiến và động cơ đứng đằng sau là do ông Trump phân biệt đối xử người Hồi giáo. Họ đưa ra bằng chứng gồm những lời tuyên bố từ ông Trump và từ các cố vấn của ông làm căn cứ cho hồ sơ kiện. Trong khi đó, luật sư Bộ Tư pháp tranh cãi, sắc lệnh nằm trong quyền hạn của Tổng thống, và toà cấp thấp hơn đã sai lầm khi phỏng đoán Tổng thống về vấn đề an ninh quốc gia.

Thẩm phán Ronald M. Gould lưu ý, sắc lệnh này đưa ra lý do vì an ninh quốc gia, nhưng “Làm thế nào toà biết được, nếu quả thật, đây là một lệnh cấm Hồi giáo nằm dưới lý do an ninh quốc gia?” Trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump kêu gọi “một lệnh cấm hoàn toàn và toàn diện” người Hồi giáo vào Mỹ.

Thẩm phán Michael Daly Hawkins đặt câu hỏi, “Tổng thống có bao giờ không thừa nhận những tuyên bố khi tranh cử không? Quyền Tổng biện lý Sự vụ, ông Jeffrey B. Wall đáp, Tổng thống “đã làm rõ những gì ông muốn nhắm đến là các tổ chức khủng bố Hồi giáo và các quốc gia hậu thuẫn chúng.”

Phiên điều trần hôm nay là bước quan trọng trong cuộc chiến pháp lý nhằm ngăn chặn việc thực thi một trong những đề xuất về di trú của ông Trump. Hội đồng thẩm phán toà Phúc thẩm khu vực 9 sẽ cùng với toà khu vực 4 tại Virginia sẽ đưa ra phán quyết liệu ông Trump có vi phạm Hiến pháp khi tìm cách tạm ngưng chương trình tị nạn từ Syria, và ngưng cấp thị thực nhập cảnh vào Mỹ đối với công dân từ 6 quốc gia Hồi giáo.

Trước đó, toà Phúc thẩm liên bang khu vực 9 đã ngăn chặn sắc lệnh di trú đầu tiên của ông Trump, lần này toà cũng đang xem xét sắc lệnh di trú hiệu đính.

Photo Courtesy:WP

Tuần trước, toà Phúc thẩm Liên bang Khu vực 4 tại Richmond, Virginia, đã mở phiên điều trần, nghe hai bên tranh cãi. Phải mất vài tuần toà khu vực 9 và khu vực 4 mới đưa ra phán quyết.

Cũng trong tuần trước, một thẩm phán liên bang ở Michigan đã yêu cầu chính phủ Trump nộp các thông tin liên lạc, trao đổi từ cựu Thị trưởng thành phố New York Rudolph W. Giuliani và các cố vấn khác, những người đưa ra lời nhận xét hay tuyên bố bị thẩm phán trên cả nước dùng làm căn cứ đóng băng sắc lệnh di trú. Vụ này riêng biệt, không dính líu tới vụ sắc lệnh di trú hiện đang điều trần.

Các thẩm phán liên bang ở Hawaii và Maryland đã đưa ra phán quyết đóng băng những phần chính trong sắc lệnh của Tổng thống, và để có thể khôi phục lại hoàn toàn sắc lệnh, Bộ Tư pháp phải thắng được cả hai toà khu vực 4 và khu vực 9, hoặc đưa tranh chấp lên Tối cao Pháp viện.

Ba vị thẩm phám liên bang tại toà Phúc thẩm khu vực 9 đang xem xét vụ việc đều được cựu Tổng thống Bill Clinton bổ nhiệm. Trong khi tất cả thẩm phán tại toà Phúc thẩm khu vực 4 xem xét vụ kiện thì toà khu vực 9 không làm như vậy.

Tổng thống Trump không ngại chỉ trích những vị thẩm phán ra phán quyết bất lợi cho mình, nhưng đặc biệt, ông không dấu giếm mối ác cảm với toà khu vực 9. Khi thẩm phán William Orrick ngăn chặn sắc lệnh cắt nguồn tài chánh liên bang đối với các thành phố bảo trợ di dân lậu, ông Trump đã lên Twitter thách thức, “Đầu tiên là toà khu vực 9 chống lại sắc lệnh cấm (Hồi giáo) và bây giờ lại đến các thành phố bảo trợ di dân lậu – cả hai đều là những phán quyết vô lý. Hẹn gặp ở Tối cao Pháp viện.” Tổng thống không rõ, ông Orrick là thẩm phán toà cấp dưới toà khu vực 9, nơi sẽ xem xét những phán quyết của ông Orrick. Sau đó, ông Trump còn tuyên bố sẽ xem xét đoạn tuyệt với toà.

Hương Giang

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img