Friday, March 29, 2024

Điều tra Nga: Những điểm chính từ phiên điều trần tại UBTB Thượng viện

 

Cali Today News – Vào hôm nay, Uỷ ban Tình báo Thượng viện đã tổ chức một phiên điều trần công khai hiếm hoi về cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016.

Phiên điều trần được chia thành một vài phần. Buổi sáng bắt đầu với phần giải thích từ các chuyên viên về lịch sử Nga tìm cách can thiệp chính trị ở các nước khác. Chủ tịch Uỷ ban, Thượng nghị sĩ Richard Burr (Cộng hoà-North Carolina) và Phó chủ tịch Mark Warner (Dân chủ – Virginia) cùng cho biết, họ muốn hiểu cặn kẽ từ đầu đến cuối, bắt đầu từ việc bằng cách nào và tại sao Nga lại can thiệp vào việc nội bộ của nước khác.

Đến buổi chiều, Uỷ ban mời một nhóm các chuyên gia về an ninh mạng trong đó Tướng Keith Alexander, cựu lãnh đạo Cơ quan An ninh Quốc gia từ năm 2005 đến 2014. Các chuyên viên trình bày những kỹ thuật mà Nga thường sử dụng để gây ảnh đến các quốc gia khác.

Photo Courtesy: MSN

Dưới đây là những điểm rút ra được từ phiên điều trần hôm nay.

1.Uỷ ban Tình báo Thượng viện muốn tránh chia rẽ đảng phái như đang diễn ra tại Uỷ ban Tình báo Hạ viện.

Cả hai ông Chủ tịch Burr và Phó chủ tịch Warner đều nói rõ, họ hợp tác chặt chẽ với nhau và không muốn chính trị chen vào cuộc điều tra. Điều này khác hẳn với bức tranh hiện tại ở Hạ viện.

Lãnh đạo Uỷ ban cũng chỉ ra, trong khi Nga tỏ ra ủng hộ ông Trump lên làm tổng thống nhưng chiến lược tổng thể của họ là gây bất ổn hơn là thúc đẩy một đảng phải chính trị nào đó. “Ngay cả giúp đỡ một ứng cử viên lần này nhưng họ thực ra không ủng hộ một đảng nào riêng biệt,” ông Warner nói. “Do đó tất cả chúng ta cần phải quan tâm.”

2.Nga có lịch sử can thiệp công việc nội bộ của quốc gia khác

Cựu giáo sư trường đại học Georgetown và chuyên viên về tình báo Hoa Kỳ, ông Roy Godson, là nhân chứng đầu tiên ra trước phiên điều trần.

Theo ông Godson, Nga tái sử dụng kỹ thuật cũ để gây ảnh hưởng tới truyền thông và cử tri Mỹ. “Chính quyền Liên Xô và những người tiền nhiệm Nga cho rằng, họ có thể giữ thế thượng phong và ảnh hưởng đến các quốc gia trong thế kỷ 20 và 21,” Giáo sư Godson nói.

3.Một số kỹ thuật can thiệp của Nga dễ nhận biết

Mỗi chuyên gia ra điều trần vào hôm nay đều nhấn mạnh rằng Nga kết hợp cả chiến thuật công khai lẫn bí mật để gây ảnh hưởng đến các nước khác.

Giám đốc chương trình Nga và Eurasia tại Carnegie Endowment, ông Eugene Rumer cho hay, ngay cả chiến thuật công khai cũng nên chú ý. “Nhìn tổng thể thì gồm, làm sai lệch, gây hiểu lầm, phóng đại,… những cách này thuyết phụ hơn bất cứ chứng cớ mạng nào. Đưa ra thông tin gây tranh cãi trên mạng trực tuyến, tin giả, … là phần không thể tách rời trong chính sách đối ngoại của Nga ngày nay,” Rumer nói.

Ông Burr và Warner trích dẫn một số bằng chứng cho thấy tin tặc xâm nhập vào các máy chủ email chính trị có vẻ giống những tin tặc đã trộm thông tin và dữ liệu từ những máy chủ khác của chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức chính trị khác.

Ông Godson cho hay, có ít bằng chứng cho thấy Nga triển khai nỗ lực có hệ thống để thay đổi số phiếu tại các máy bỏ phiếu.

4. Vấn đề không phải chỉ Hoa Kỳ và Nga

Ông Rumer chỉ ra, Nga hưởng lợi rất nhiều từ nỗ lực can thiệp vào Hoa Kỳ. Trước hết, gây bất ổn, gây phân tâm trong nền chính trị Mỹ. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ dành nhiều thời gian để bàn luận, điều tra, phán xét. Thứ hai, gây tổn hại đến vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới, và thứ ba gây ra hiệu ứng. “Tưởng tượng cách các nước khác nhìn vào chúng ta,” ông Rumer nói.

Ông Rumer dự đoán, sắp tới Nga sẽ chuyển sự chú ý sang bầu cử ở Pháp và Đức quốc.

5.Nga có một nguồn lực dồi dào dành cho không gian mạng

Không chỉ có nguồn lực dồi dào mà Nga còn theo một mô hình nhất quán.

Kevin Mandia – Giám đốc FireEye – giải thích chi tiết một nhóm tin tặc Nga – được gọi APT28 – theo mô hình này như thế nào. Nhóm đã tạo ra hơn 500 phần mềm độc hại (malware) hoặc những phần mềm bí mật để xâm nhập vào hệ thống máy điện toán và ăn trộm dữ liệu, cũng như cách họ rò rỉ dữ liệu.

6. Tin tặc biết bị theo dõi

Theo ông Mandia, vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, tin tặc Nga thường tạm ngưng hoạt động ngay lập tức sau khi bị phát hiện nhưng tình hình bây giờ đã khác. Những nhóm tương tự trong những năm qua vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi biết bị phát giác, bị theo dõi.

Có lẽ, theo ông Mandia, tin tặc Nga không lo ngại lắm về việc bị bắt vì hoạt động và phạm vi hoạt động của họ dễ dàng bị các chính phủ ngoại quốc để ý.

Hương Giang (Theo Washington Post)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img