Thursday, March 28, 2024

Liệu có cơ hội nào cho người khai sinh bảng chữ cái Tiếng Việt cải tiến?

Lời toà soạn: Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết phù hợp với quan điểm của toà soạn.

Việt Nam – Cali Today News – Đã gần nửa tháng qua, dư luận Việt Nam vẫn chưa ngớt tranh luận sôi nổi về đề nghị cải tiến chữ cái tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền. Mặc dù đã có những tiếng nói phản biện ủng hộ đề nghị đó, nhưng phần lớn là những tiếng nói chế giễu, “ném đá” khi dùng chính bảng chữ cải tiến này đối với người khai sinh ra nó…

Cần tôn trọng quyền tự do phát minh, tôn trọng trong tranh luận

PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy- học phổ thông trong một lần trả lời báo chí đã cho biết năm nay ông đã 83 tuổi và bộ chữ cải tiến chữ viết Tiếng Việt là công trình khoa học tâm huyết có tên gọi “Cải tiến chữ quốc ngữ” nghiên cứu 40 năm qua, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 03/2018. Theo ông Hiền, bộ chữ cải tiến này sẽ còn 31 ký tự phụ âm, tức là giảm 07 ký tự so với con số 38 ký tự ở hiện tại. Bản thân ông Hiền cũng khẳng định không thay đổi bộ chữ tiếng Việt ở hệ thống Latin hiện người Việt Nam đang dùng mà chỉ đề xuất thêm những chữ cái chưa có như W, Z, F, J, đề xuất bỏ chữ Đ và thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái cụ thể là những chữ: C thay đổi ( = ) Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r; Nh =n.

Ông Hiền tính toán thì nếu so với bảng chữ tiếng Việt hiện tại thì bảng chữ cải tiến của ông khi sử dụng sẽ tiết kiệm khoảng 8% số lượng giấy và giảm bớt lỗi chính tả khi viết hoặc phát âm.

Hình 1. Bảng phụ âm được ông Bùi Hiền đề xuất cải tiến (Ảnh Thanh Hùng- báo Vietnamnet)

Tuy nhiên, dư luận Việt Nam hầu hết không mấy quan tâm đến mặt tích cực của bộ chữ cái cải tiến mà ông Hiền đưa ra, chủ yếu tập trung những mặt tiêu cực như; nếu áp dụng bảng chữ cải tiến thì gần trăm triệu người dân Việt Nam sẽ phải đi học lại từ lớp một, người viết, người dạy và đơn từ phải chỉnh sửa, ghi chép lại tốn rất nhiều thời gian…

Bên cạnh những phản biện, tham gia đóng góp ý kiến thì đông đảo ý kiến nhắm vào đả kích, “ném đá”, chế giễu không chỉ riêng phát minh khoa học mà ngay cả bản thân ông Hiền còn bị cho là “hại não”, “điên khùng” “nực cười” “ngu đần” … Điều đáng nói là phần lớn những ý kiến này chủ yếu áp dụng chính bảng chữ cải tiến do ông Hiền khai sinh. Việc áp dụng cũng khá dễ dàng bởi hiện nay trên mạng Internet đã có dụng cụ chuyển đổi và đang lan truyền chóng mặt . Ví dụ như: “Luật Giáo dục” sẽ là “luật Záo zụk”; Trần Đại Quang sẽ là “Cần Dại Kuaq”; Cali Today sẽ là “Kali Tozay” …

Dư luận bị sốc nặng sau phát ngôn của bà TS Đoàn Hương khi cho rằng những người đả kích, “ném đá” phát minh của ông Hiền bằng từ ngữ được cho là miệt thị “đám quần chúng”. Cụ thể chia sẻ trên sóng truyền hình thuộc Nhà nước Việt Nam, bà Hương cho công trình của ông Bùi Hiền là một công trình có ý nghĩa quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt và nói:

“Khi một ý tưởng mới ra đời, trước hết phải suy ngẫm, nhìn nhận nó bằng con mắt khoa học, đây là một công trình khoa học cho nên phải có ý kiến của các nhà khoa học chứ không phải là đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá…”

Cũng không ít ý kiến cho rằng ông Hiền phát minh ra bảng chữ cải tiến tiếng Việt là nhằm mục đích góp phần đưa dân tộc Việt Nam sớm hòa nhập với Tàu Cộng bởi khi đọc theo chữ cải tiến nhiều ý kiến nhận xét nó giống âm điệu Tàu Cộng.

Theo dòng thời gian trường tồn của dân tộc, lịch sử tiếng Việt của người Việt Nam đã có những sự thay đổi, ban đầu là chữ “Tượng hình”, tiếp đến là chữ “Hán”, tiếp nữa là chữ “Nôm” và chữ Quốc ngữ theo ký tự Latin đang sử dụng ở hiện tại. Cùng với sự thay đổi này là những khó khăn, những đớn đau và sự gắng gượng không mệt mỏi để đi lên mà người Việt phải đối diện. Đặc biệt là từ những buổi ban đầu để thích nghi, phải kể đến 1000 năm Bắc thuộc người Việt thích nghi chữ Hán, phải mấy trăm năm gìn giữ nền tự chủ người Việt mới cho ra chữ “Nôm” và người dân Việt Nam chìm đắm trong mấy mươi năm nô lệ thực dân Pháp để người Việt Nam thuần thục chữ Quốc ngữ hiện tại. Do vậy, việc ông Bùi Hiền bị “ném đá” với tiết lộ thông tin về phát minh cải tiến chữ cái tiếng Việt cũng chỉ là những khó khăn vấp phải ban đầu. Ông Hiền còn phải đối diện với áp lực bị cho rằng đang phá nát truyền thống mấy trăm năm chữ Quốc ngữ ăn sâu trong cuộc sống người Việt.

Mặc khác Việt Nam có hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ nhưng lại đứng hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu khoa học và sáng chế. Đây cũng là một khó khăn của ông Hiền khi thói quen về cái nhìn “mỉa mai” của người Việt đối với người có học vị giáo sư, tiến sĩ Việt Nam. Ông Hiền “điên khùng”.

Hình 2. PGS.TS. Bùi Hiền và đề xuất cải tiến bảng chữ cái Tiếng Việt gây tranh cãi (ảnh kênh 13)

Một xã hội muốn phát triển phải đấu tranh nhưng điều trước tiên cần phải có ý thức hệ muốn thay đổi. Ông Hiền muốn thay đổi phần nào bất cập trong bảng chữ tiếng Việt dù chưa biết có được áp dụng vào thực tiễn hay không? Nhưng vẫn là một ghi nhận dành cho ông Hiển, thật đáng tiếc trong hoàn cảnh hiện tại nó lại không phù hợp bởi bảng chữ tiếng Việt đang yên ổn, người dân chưa có nhu cầu cải tiến. Đây là một hệ lụy do người dân Việt Nam đang bị nền giáo dục định hướng, không dám có sự bức phá.

Mới đây Phó giám đốc sở Giáo dục & Đào tạo ở Sài Gòn là ông Phạm Ngọc Thanh sau khi xem xét và tìm hiểu phát minh cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt của ông Bùi Hiền, ông Thanh cho rằng đây là một nghiên cứu cực kỳ có giá trị và đề nghị sở Giáo dục & Đào tạo Sài Gòn cho phép triển khai, áp dụng thí điểm giảng dạy ở các trường Đại học trên địa bàn Sài Gòn.

Mỹ tấn công Bắc Hàn càng sớm càng tốt

Cali Today ghi nhận, một ông Phạm Ngọc Thanh hoặc một vài chia sẻ đồng hành của ai đó dành cho ông Bùi Hiền xem ra vẫn không là gì trước một thực trạng xã hội đang có một làn sóng dư luận mạnh mẽ “ném đá”, một số đông ý thức hệ chưa muốn thay đổi mà chưa cần phải biết phát minh cải tiến chữ cái tiếng Việt của ông Bùi Hiền có đóng góp ích lợi gì cho xã hội hay không? Vậy thì, liệu có cơ hội nào cho ông Bùi Hiền có được sự tôn trọng về quyền tự do phát minh, quyền được tôn trọng trong ngôn ngữ tranh luận?.

QUÊ HƯƠNG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

MỚI CẬP NHẬT

spot_img